Giá dầu cao - "phép thử" nhu cầu tiêu thụ của châu Á
Hoàng tử Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman, kiêm Bộ trưởng Năng lượng của nước này, thường xuyên nhắc nhở thế giới rằng mục tiêu chính của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác còn gọi là OPEC+ là duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ.
Điều này đã được ông Salman nhắc lại vào tháng trước tại Hội nghị Dầu khí Thế giới ở Calgary, Canada.
Theo ông Salman, việc cắt giảm mạnh sản lượng dầu thô, đang được các thành viên chủ chốt của OPEC+ thực hiện là “chủ động, phòng ngừa và đề phòng” khi nhu cầu dầu toàn cầu không như mong đợi.
Nói cách khác, nhóm các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu đang hành động trước để tránh khả năng nhu cầu chậm lại có thể khiến lượng tồn kho dầu tăng và giá sụt giảm.
Tuy nhiên, quan điểm này dường như bỏ qua những đợt tăng giá và biến động của thị trường do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ gây ra, giữa bối cảnh lo ngại rằng nguồn cung thực sự có thể thiếu hụt nhiều hơn so với nhu cầu tiêu thụ.Tác động lạm phát của giá dầu cao có thể lan tới mọi khu vực của nền kinh tế thế giới và cản trở tăng trưởng.
Những tác động như vậy có thể đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực châu Á mới nổi, nơi tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng đã trở lại mức trước đại dịch.
Khu vực này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu và sự suy yếu của các đồng tiền quốc gia so với đồng USD có nghĩa là giá dầu cao hơn sẽ khiến lượng dự trữ ngoại hối giảm nhiều hơn.
Châu Á là thị trường nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất của Saudi Arabia và các nước Trung Đông khác. Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là những nước mua ròng dầu thô lớn nhất và lớn thứ hai thế giới. Cả hai nước đều cho thấy nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm đến nay, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng nhu cầu của họ sẽ vẫn ổn định cho dù giá có tăng cao đến đâu.Thực tế là giá dầu cao kéo dài đã thúc đẩy các chính phủ châu Á tập trung hơn vào các nguồn năng lượng thay thế, từ nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Mức cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã lên tới gần 3 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung dầu và khí đốt của Nga vẫn dễ bị tổn thương trong bối cảnh phương Tây vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt.
Thị trường cũng bị ảnh hưởng từ các điểm nóng địa chính trị ở Trung Đông giàu dầu mỏ. Xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas bùng phát hôm 7/10 không ảnh hưởng đến nguồn cung dầu nhưng có nguy cơ lôi kéo sự tham gia của các nước sản xuất dầu khí láng giềng.Những rủi ro này khiến các nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu phải duy trì lượng tồn kho cao, nhưng việc cắt giảm sâu sản lượng của OPEC+ thực sự đang làm xói mòn “tấm đệm” đó.
Ngày 27/9, giá dầu thô Brent Biển Bắc đạt mức cao nhất trong 10 tháng là 96,55 USD/thùng, tăng 18% so với mức giá hồi đầu năm và cao hơn 34% so với mức thấp của thị trường được ghi nhận vào đầu tháng Sáu. Mặc dù giá đã “hạ nhiệt” sau đó, song giữa bối cảnh Bắc Bán cầu sắp bước vào mùa Đông, tâm lý thị trường vẫn dễ bị tổn thương trước những lo lắng về nguồn cung. Điều này có khả năng tạo tiền đề cho nhiều đợt tăng đột biến và biến động mạnh của giá dầu. Có thể hiểu rằng, các nước thành viên OPEC+ rất muốn bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động của việc giá dầu thô giảm xuống dưới 70 USD/thùng vì điều đó có nghĩa là doanh thu từ dầu mỏ của họ sẽ giảm từ 30% trở lên so với mức tương ứng của năm ngoái. Ngay cả khi người tiêu dùng tỏ ra quen với lạm phát cao trong ngắn hạn, họ cũng không tránh khỏi áp lực chi phí kéo dài, mặc dù một số tác động có thể chỉ xuất hiện dần dần. Điều này một phần là do một số nhu cầu bị dồn nén còn sót lại sau nhiều năm hạn chế do đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn. Số tiền tiết kiệm tích lũy của các hộ gia đình có thể củng cố nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, tác động của chi phí đi vay cao hơn khi các ngân hàng trung ương duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài có thể dần dần lan truyền đến khu vực doanh nghiệp, thị trường việc làm và cuối cùng là chi tiêu của người tiêu dùng. Trên thực tế, đã có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng nhu cầu dầu ở châu Á đang bắt đầu giảm. Nhập khẩu dầu thô vào khu vực này giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9/2023, một phần do kế hoạch bảo trì theo mùa tại các nhà máy lọc dầu, nhưng cũng phần nào do giá dầu tăng cao. Theo dữ liệu của London Stock Exchange Group, châu Á đã ghi nhận lượng dầu thô nhập khẩu 24,95 triệu thùng/ngày vào tháng trước, sau khi nhập 25,22 triệu thùng trong tháng Tám và 27,92 triệu thùng trong tháng Bảy. Hoàng tử Abdulaziz nói rằng OPEC+ giống như “ngân hàng trung ương của thế giới dầu mỏ”. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng: hầu như không có bất kỳ độ trễ chính sách nào đối với dầu. Giá “vàng đen” phản ứng khá nhanh với sự mất cân bằng cung cầu, bởi vậy OPEC+ cũng phải phản ứng nhanh tương tự./.- Từ khóa :
- Giá dầu
- dầu mỏ
- sản lượng dầu mỏ
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường ngày 3/11: Giá dầu hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp
16:19' - 03/11/2023
Giá dầu tại thị trường châu Á ít biến động trong phiên giao dịch cuối tuần 3/11, nhưng hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng gần 3% sau khi Fed và BoE giữ nguyên lãi suất
07:51' - 03/11/2023
Các nhà đầu tư dầu mỏ đã theo sát các quyết định chính sách của Fed, lo ngại rằng việc tăng lãi suất mạnh mẽ có thể làm chậm nền kinh tế và làm giảm nhu cầu năng lượng.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm xuống đáy của ba tuần
08:09' - 02/11/2023
Đồng USD mạnh khiến việc mua nhiên liệu bằng các loại tiền tệ khác trở nên đắt hơn, gây sức ép lên giá dầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.
-
Hàng hoá
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống
07:42' - 21/11/2024
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gây áp lực lên giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu đứng vững giữa loạt yếu tố trái chiều
15:31' - 20/11/2024
Giá dầu duy trì ổn định trong phiên thứ hai liên tiếp vào chiều 20/11, khi có lo ngại về leo thang căng thẳng Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga.