Giá dầu châu Á đi lên trong phiên 1/7
Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi quyết sách của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sau cuộc họp ngày 1/7 để xem liệu họ sẽ duy trì hay thu hẹp mức cắt giảm sản lượng trong nửa cuối năm nay.
Chiều phiên này, tại thị trường Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2021 tăng 15 xu Mỹ (0,2%), lên 74,77 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8/2021 tiến 22 xu Mỹ (0,3%), lên 73,69 USD/thùng. Giá dầu WTI đã tăng hơn 10% trong tháng Sáu năm nay, trong khi giá dầu Brent tăng hơn 8%, chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018, do ngày càng có nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 và hoạt động du lịch Hè bước vào giai đoạn cao điểm. Các nhà phân tích đã dự báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu gia tăng trên toàn cầu trong nửa cuối năm, khi OPEC và các nước đồng minh, được gọi là OPEC+, duy trì việc cắt giảm sản lượng trong khi nhu cầu tăng. Năm 2020, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 5/2020 và sẽ rút dần thỏa thuận này vào cuối tháng 4/2022. OPEC+ đã quyết định giảm nguồn cung dầu mỏ 2,1 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng Năm đến tháng Bảy năm nay. Tại cuộc họp ngày 1/7, tổ chức này sẽ quyết định giữ nguyên hoặc tăng sản lượng thêm 0,5 triệu-1 triệu thùng/ngày vào tháng Tám. Nhóm này dự kiến cũng sẽ thảo luận về việc có nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đến sau tháng 4/2022 hay không. Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết, các cuộc thảo luận bên lề cho thấy Nga đang đề xuất tăng nguồn cung, trong khi Saudi Arabia muốn có một cách tiếp cận thận trọng hơn. Trong khi đó, các nhà phân tích tại ngân hàng Citi bank cho biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ toàn cầu phải đủ mạnh để biện minh cho việc nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng, đồng thời dự báo nguồn cung dầu của OPEC sẽ tăng vọt thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng Tám tới. Ngay cả khi dự tính sản lượng của OPEC+ cao hơn, Citi bank dự kiến thị trường vẫn thiếu hụt hơn 3 triệu thùng dầu mỗi ngày trong quý II/2021, với khả năng cao giá dầu Brent sẽ chạm mức 85 USD/thùng. Tuy nhiên, sự bùng phát của biến thể virus Delta đang làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ có thể chững lại. Việc gia hạn các lệnh phong tỏa xã hội tại nhiều quốc gia và chi phí tăng đã làm suy yếu động lực hoạt động của các nhà máy ở châu Á trong tháng Sáu. Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm tuần thứ sáu liên tiếp trong tuần kết thúc ngày 25/6, do nhu cầu gia tăng. Giá dầu Brent hiện đạt mức trung bình 67,48 USD/thùng trong năm nay và giá dầu WTI là 64,54 USD/thùng, đều tăng so với dự báo hồi tháng Năm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC sắp bước vào cuộc họp với Nga và các nước đối tác OPEC+ về nguồn cung dầu
13:48' - 01/07/2021
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sắp bước vào cuộc họp với Nga và các nước đối tác (OPEC+) trong ngày 1/7, trong bối cảnh tổ chức này đang nắm quyền chi phối giá dầu nhiều hơn trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng tháng thứ bảy liên tiếp
08:17' - 01/07/2021
Phiên 30/6, giá dầu thế giới tăng sau khi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm tuần thứ sáu liên tiếp và một báo cáo của OPEC dự đoán thị trường dầu sẽ thiếu nguồn cung trong năm nay.
-
Hàng hoá
Giá dầu tại châu Á phiên 30/6 tiếp tục đà tăng khi nguồn cung thắt chặt
17:13' - 30/06/2021
Trong phiên 30/6 tại châu Á, giá dầu Brent tăng 25 xu Mỹ, hay 0,3%, lên 75,01 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 41 xu Mỹ, hay 0,6%, lên 73,39 USD/thùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25' - 01/07/2025
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53' - 01/07/2025
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.