Giá dầu liệu có tiếp tục tăng trong năm nay?
Trong một nghiên cứu mới công bố gần đây, ngân hàng đầu tư J.P. Morgan (Mỹ) nhận định giá dầu thô giao kỳ hạn có thể chứng kiến một đợt tăng giá nếu các quốc gia trong và ngoài Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đồng ý nới lỏng chương trình cắt giảm sản lượng.
Song giai đoạn này có thể sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và giá dầu có thể sẽ dịu xuống vào cuối năm nay và thậm chí giảm trong năm 2019, khi các yếu tố cơ bản cho cung và cầu đều yếu đi.
Những yếu tố gây bất lợi Mặc dù giá dầu trong thời gian gần đây đã có lúc tăng lên mức cao nhất trong vòng ba năm, nhưng J.P. Morgan vẫn duy trì dự báo giá dầu Brent Biển Bắc ở mức khoảng 69,30 USD/thùng trong năm 2018. Hồi giữa tháng Năm, loại dầu này đã có lúc chạm mức cao nhất là 80,50 USD/thùng. Trong khi mức dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) được hạ xuống quanh mức trung bình là 62,20 USD/thùng trong năm nay, giảm 3 USD so với ước tính trước đó. Trong báo cáo, chuyên gia phân tích Abhishek Deshpande của J.P. Morgan nhận định rằng giá “vàng đen” có thể sẽ sụt giảm trong nửa sau của năm 2018 và đi xuống trong năm 2019 do những rủi ro từ căng thẳng địa chính trị. Về triển vọng của giá hai loại dầu trên trong năm 2019, J.P. Morgan hạ dự báo giá dầu Brent xuống 63 USD/thùng, thấp hơn 1 USD so với con số đưa ra trước đó. Còn giá dầu WTI cũng được điều chỉnh xuống một chút. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn loại trừ khả năng giá dầu sẽ tăng cao hơn trong năm nay và 2019. Trong bản nghiên cứu thị trường, J.P Morgan cho rằng các yếu tố cơ bản về cung và cầu của thị trường cũng đang sa sút dần. Ngân hàng này nhận định nhu cầu về mặt hàng dầu thô trong thời gian tới sẽ tăng chậm hơn so với dự báo trước đó, một phần do triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực châu Âu, Mỹ Latinh và Trung Đông không được tươi sáng như kỳ vọng, một phần là do giá dầu quá cao ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ. Hiện giá dầu thô tăng đã đẩy giá xăng ở Mỹ và nhiều nơi khác lên mức khá cao. Giá xăng trung bình tại Mỹ đang ở gần mức 3 USD/gallon trong những tuần gần đây và bắt đầu thu hút sự chú ý của các chính trị gia. Giới chức Washington được cho là đang thúc đẩy một cách không chính thức Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác tăng sản lượng dầu. Vào hồi tháng Tư năm nay, Tổng thống Donald Trump công khai chỉ trích việc giá dầu tăng cao đã ảnh hưởng tới người tiêu dùng tại Mỹ.Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hồi tháng Năm cho biết rằng Washington đang cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất dầu tăng nguồn cung và bù đắp cho ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt sắp tới đối với Iran.
Ở những quốc gia khác, giá xăng và dầu diesel tại Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục, khiến bộ trưởng dầu mỏ của nước này lên tiếng chỉ trích OPEC vì chương trình hạn chế sản lượng của khối này.Còn tại Brazil đã xuất hiện những cuộc biểu tình chặn đường cao tốc của các tài xế xe tải nhằm buộc chính phủ phải cắt giảm thuế nhiên liệu, sau khi giá dầu diesel tại nước này chạm mức cao kỷ lục.
Về phía nguồn cung, J.P Morgan dự báo sản lượng dầu thô toàn cầu đã “sẵn sàng” tăng thêm 2 triệu thùng/ngày vào năm 2018, cao hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.Nguồn cung từ các nước bên ngoài OPEC dự kiến sẽ tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày, do sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục tăng lên và đang nhanh chóng bắt kịp sản lượng 11 triệu thùng/ngày của Nga - nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới hiện nay.
Yếu tố chi phối trong ngắn hạn Theo J.P. Morgan, cuộc họp giữa OPEC và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác bên ngoài khối này vào ngày 22/6 tới sẽ ảnh hưởng tới sự biến động của giá dầu trong ngắn hạn. Các “đại gia” dầu mỏ như Nga và Saudi Arabia gần đây đã phát đi những tín hiệu rằng họ có thể “nới lỏng” thỏa thuận hạn chế sản lượng giữa 14 nước thành viên OPEC và các nhà sản xuất lớn khác đã được thực hiện kể từ tháng 1/2017. Saudi Arabia và Nga vẫn tỏ ra cảnh giác về việc giá dầu tăng cao đến một mức nào đó sẽ làm giảm nhu cầu về mặt hàng này. Những lo ngại này không phải không có cơ sở khi sản lượng dầu của Venezuela tiếp tục giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, bên cạnh việc Mỹ áp các lệnh trừng phạt lên Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC. Trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung cũng như khả năng nhu cầu sụt giảm do giá cao, Saudi Arabia và Nga phát đi những tín hiệu rằng hai nước này có khả năng sẽ hồi phục dần sản lượng dầu trong nửa cuối năm nay - điều có thể sẽ khiến giá “vàng đen” đi xuống. J.P Morgan cho biết giá dầu sẽ có thể tăng thêm trong một giai đoạn nữa, đặc biệt nếu OPEC thông báo sẽ tăng sản lượng nhưng với số lượng thấp hơn so với mức kỳ vọng 400.000 thùng/ngày của thị trường. Tuy nhiên, J.P Morgan cho rằng đà tăng này sẽ không kéo dài lâu, bởi lẽ bất kỳ động thái nào của OPEC nhằm điều chỉnh và nới lỏng chương trình cắt giảm sản lượng cũng đồng nghĩa với việc mức sản xuất sẽ trở về như trước năm 2017. Việc đó sẽ khiến thị trường dầu đang ở thế khá cân bằng nghiêng về phía cung vượt quá cầu bắt đầu từ quý IV/2018. Theo giới quan sát, cuộc họp của OPEC vào ngày 22/6 tới có thể sẽ diễn ra không thật suôn sẻ khi Saudi Arabia và Nga có ý muốn nâng sản lượng, nhưng các nước khác như Iran và Iraq lại phản đối và muốn duy trì tình hình sản xuất như hiện tại. Tuy nhiên, báo cáo của J.P. Morgan vẫn đưa ra một khả năng giá dầu sẽ tăng cao hơn trong năm 2018 và 2019. Trong kịch bản này, giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 74,55 USD/thùng trong năm nay và 78,75 USD vào năm tới. Chuyên gia phân tích Abhishek Deshpande cho biết các yếu tố “xúc tác” cho khả năng giá dầu tăng bao gồm việc các quốc gia OPEC và Nga đồng ý triển hạn chương trình giới hạn sản lượng sang năm 2019, những lo ngại về sự gián đoạn quy mô lớn đối với nguồn cung của các nước sản xuất dầu mỏ quan trọng như Iran và Venezuela. Ngào ra còn có cá tác động từ những rủi ro địa chính trị đối với thị trường năng lượng.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hai nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới đánh đi tín hiệu về khả năng gia tăng sản lượng
11:08' - 16/06/2018
Hai nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới vừa đánh đi tín hiệu về khả năng gia tăng sản lượng tại cuộc họp sắp tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
-
Hàng hoá
Giới giao dịch dầu mỏ thận trọng trước cuộc họp của OPEC
08:11' - 15/06/2018
Giá dầu thế giới biến động ngược chiều nhau trong phiên 14/6 trong bối cảnh đồng USD nhích lên.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ: Nhân tố địa chính trị đang chi phối tâm lý nhà đầu tư
09:13' - 23/05/2018
Trong phiên giao dịch ngày 22/5, giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) giảm sau khi đã vọt lên mức cao nhất trong hơn ba năm qua ở phiên trước đó.
-
Doanh nghiệp
Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới
16:35' - 22/05/2018
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới trong năm 2017.
-
Hàng hoá
Xu hướng tăng chi phối thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
09:29' - 19/05/2018
Thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục xu hướng đi lên, nhờ sự sụt giảm sản lượng tại Venezuela, nhu cầu trên toàn cầu gia tăng và các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga
16:34' - 18/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 18/7 sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
-
Hàng hoá
Các nhà sản xuất sô-cô-la châu Âu vẫn lao đao sau cơn sốt giá ca cao
15:05' - 18/07/2025
Mức giá cao kỷ lục của ca cao đang gây tổn hại đến lợi nhuận của các nhà sản xuất tại châu Âu- khu vực tiêu thụ sô-cô-la hàng đầu thế giới.
-
Hàng hoá
Tác nhân nào đẩy giá thịt bò tại Mỹ cao kỷ lục ?
11:02' - 18/07/2025
Giá thịt bò tại Mỹ đã leo lên mức cao kỷ lục do những tác nhân nào?
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản lại "phi mã"
10:02' - 18/07/2025
Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Sầu riêng Đắk Lắk “lên luồng xanh” xuất ngoại
09:34' - 18/07/2025
Chuẩn bị cho mùa vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân Đắk Lắk đang “chạy nước rút” chăm sóc vườn cây nhằm tạo ra những trái sầu riêng chất lượng, mang lại vụ mùa bội thu.
-
Hàng hoá
Các mặt hàng năng lượng, kim loại đồng loạt tăng giá
08:25' - 18/07/2025
Chỉ số MXV-Index nhích thêm 0,3% lên 2.227 điểm. Nhóm năng lượng và kim loại gây chú ý cho các nhà đầu tư khi nhiều mặt hàng đồng loạt tăng giá.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng sau các cuộc tấn công liên tiếp vào mỏ dầu Iraq
07:37' - 18/07/2025
Giá dầu tăng 1 USD trong phiên 17/7, sau khi các máy bay không người lái tấn công những mỏ dầu tại khu vực Kurdistan của Iraq ngày thứ tư liên tiếp, cho thấy rủi ro vẫn còn hiện hữu tại khu vực này.
-
Hàng hoá
Cảnh báo sớm bảo vệ hàng xuất khẩu
07:32' - 18/07/2025
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với các áp lực mới về phòng vệ thương mại khi bị điều tra rất đa dạng, từ những sản phẩm truyền thống đến sản phẩm ít hoặc chưa từng bị điều tra
-
Hàng hoá
Phôi thép - cách tránh thuế mới của ngành thép Trung Quốc
19:19' - 17/07/2025
Các nguồn tin trong ngành cho biết, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang lách hàng rào thuế quan tại các quốc gia như Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách xuất khẩu những sản phẩm bán thành phẩm.