Giá hàng hóa biến động ra sao khi các ngân hàng trung ương hạ lãi suất?
Nhiều hàng hóa đã có mức tăng lớn trong quý đầu tiên của năm 2024, trong đó giá dầu thô tăng mạnh, vàng đạt kỷ lục và đồng chạm mức 9.000 USD/tấn.
Điều này xảy ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách của cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã báo hiệu ý định hạ lãi suất trong năm nay khi lạm phát giảm. Ngoài ra, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để hỗ trợ thêm cho sự phục hồi kinh tế đất nước.
Các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm lãi suất của Mỹ trong môi trường không suy thoái sẽ dẫn đến giá hàng hóa cao hơn, trong đó giá kim loại (đặc biệt là đồng và vàng) tăng mạnh nhất, tiếp theo là dầu thô. Điều quan trọng là tác động tích cực đến giá cả có xu hướng tăng theo thời gian.
Đầu tháng này, tập đoàn dịch vụ tài chính Macquarie Group Ltd. cho biết hàng hóa đang bước vào một chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung thắt chặt hơn và nền kinh tế toàn cầu phục hồi.
Ông Jeff Currie, trước đây là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Goldman và hiện tại là chuyên gia ở công ty đầu tư toàn cầu Carlyle Group LP, cũng đã dự báo giá tăng khi Fed cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, ngân hàng JPMorgan Chase & Co. nhấn mạnh tiềm năng tăng giá của vàng.
Trong các dự báo giá cuối năm của Goldman, đồng được dự báo ở mức 10.000 USD/tấn, nhôm ở mức 2.600 USD/tấn và vàng ở mức 2.300 USD/ounce.
Theo các chuyên gia, chỉ cách đây vài năm, các nhà phân tích và nhà đầu tư còn bối rối khi bàn tán về một “siêu chu kỳ” mới trong lĩnh vực hàng hóa. Một số người tin rằng thế giới sắp lặp lại đợt tăng giá nguyên liệu thô bắt đầu từ đầu những năm 2000 và kéo dài cho đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Lần này, mối quan ngại là về sự kết hợp của sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, khi phương Tây mở cửa trở lại sau các lệnh phong tỏa liên quan tới đại dịch COVID-19, kết hợp với việc chuyển sang sử dụng năng lượng xanh.
Giá lithium và niken, những kim loại rất quan trọng trong sản xuất pin xe điện (EV), đã bùng nổ vào năm 2021 và 2022, nhưng sau đó đã giảm xuống. Giá niken giảm gần 50% so với thời điểm đầu năm 2023. Chỉ số giá hàng hóa Bloomberg, bao gồm giá thực phẩm, nhiên liệu và kim loại, đã giảm 29% kể từ mức đỉnh vào giữa năm 2022.
Các dự báo về nhu cầu dầu hiện nay cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào các giả định về kế hoạch của chính phủ nhằm giúp người tiêu dùng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng lên 106 triệu thùng/ngày vào năm 2028, từ mức 102 triệu thùng/ngày của năm ngoái và nhu dầu cầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh không xa mức đó. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng nhanh hơn gấp đôi trong 5 năm tới, lên 110 triệu thùng/ngày, và sau đó tiếp tục tăng trong ít nhất hai thập kỷ tới.
Giao dịch hàng hóa chưa bao giờ đơn giản, giá cả phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế khó lường, cũng như năng lực sản xuất. Nhưng hiện tại, ngoài những lo ngại như vậy, các nhà đầu tư còn phải đối mặt với hàng loạt bất ổn về chính trị và công nghệ, từ sự phát triển trong công nghệ pin cho đến mong muốn trợ cấp cho năng lượng xanh của các chính phủ.
Bắt đầu với thị trường xe EV. Rõ ràng là thị trường này vẫn đang tăng trưởng tốt, với 14 triệu xe EV đã được bán trên toàn thế giới vào năm 2023, tăng 35% so với năm trước đó. Nhưng nó sẽ tiếp tục phát triển nhanh đến mức nào? Cả xe EV mới và đã qua sử dụng đều có mặt tại các đại lý ở Mỹ lâu hơn so với các loại xe chạy bằng xăng. Nhà sản xuất ô tô Volkswagen của Đức báo cáo rằng xe EV chiếm 8-10% doanh số bán hàng của hãng vào năm 2023, giảm so với mức tương ứng 11% của năm trước. Hai “đại gia” ô tô Mỹ Ford và GM nằm trong số những nhà sản xuất ô tô đã trì hoãn việc xây dựng nhà máy xe điện và pin trong năm qua. Sự cảnh giác về lĩnh vực này đang kéo giá cổ phiếu của Tesla, công ty dẫn đầu thị trường xe EV, giảm 26% kể từ đầu năm nay. Và liệu EV vẫn cần những vật liệu pin tương tự? Pin natri-ion mới không yêu cầu niken hay lithium, và nếu chúng bắt đầu thay thế các loại pin hiện có, nhu cầu về các kim loại trên sẽ giảm mạnh.
Những bất ổn về mặt chính trị cũng ngày càng khó theo dõi vì hướng di chuyển của nó không còn là một chiều nữa. Các chính trị gia tại các nước giàu có trên khắp thế giới giàu có đã bắt đầu lo lắng về chi phí liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng.
Không chỉ các chính sách và yêu cầu của phương Tây mới quan trọng. Trong siêu chu kỳ hàng hóa vừa qua, việc Trung Quốc xây dựng hàng triệu căn hộ, hàng trăm nghìn km đường và đủ loại cơ sở hạ tầng vật chất khác đã khiến nhu cầu về hàng hóa tăng nhanh. Song giờ đây, nhu cầu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ít chắc chắn hơn nhiều. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại và đầu tư vào bất động sản sụt giảm khi chính phủ nước này nỗ lực giảm dần bong bóng do chính họ tạo ra.
Sẽ rất khó khăn cho bất cứ ai có nhiệm vụ dự báo những yếu tố này sẽ diễn ra như thế nào trong 12 tháng tới. Rõ ràng các phương pháp cũ nhằm “đọc vị” thị trường hàng hóa là không đủ nữa. Nếu không hiểu rõ nhu cầu về những phương tiện mới, công nghệ bên trong chúng và diễn biến chính trị, mọi đặt cược vào tương lai của thị trường hàng hóa sẽ chỉ là phỏng đoán mơ hồ.
Các nhà phân tích gồm Samantha Dart và Daan Struyven cho biết giá nguyên liệu thô có thể tăng 15% vào năm 2024 do chi phí vay giảm, hoạt động sản xuất phục hồi và rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu. Theo Goldman Sachs, các sản phẩm đồng, nhôm, vàng và dầu có thể tăng giá mạnh.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất
17:00' - 25/03/2024
Một tuần trước, Nhật Bản đã nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, động thái đánh dấu sự thay đổi lịch sử trong chính sách tiền tệ của nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá vàng tăng mạnh đẩy lùi kỳ vọng Fed sớm cắt giảm lãi suất
14:26' - 24/03/2024
Hiệu suất tăng giá của vàng, kim loại quý được coi là một tài sản phòng chống rủi ro, đang báo hiệu về những gì sắp xảy ra với lạm phát và những nỗ lực của Fed nhằm kiềm chế yếu tố này.
-
Tài chính & Ngân hàng
UBS muốn mở rộng mảng quản lý tài sản tại Mỹ thông qua M&A
12:37' - 24/03/2024
UBS, ngân hàng đã thâu tóm Credit Suisse tháng Sáu năm ngoái, muốn mở rộng mảng quản lý tài sản tại Mỹ thông qua các thương vụ M&A tiềm năng trong 3-4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU thắt chặt tài chính đối với Khu vực Kinh tế châu Âu
11:46' - 23/03/2024
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về một chính sách tài chính thắt chặt hơn đối với Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) kể từ năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,