Giá lương thực thế giới giảm 2 tháng liên tiếp
Đây là tháng thứ 2 liên tiếp giá lương thực giảm sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3 vừa qua.
Cụ thể, chỉ số giá lương thực đã giảm từ 158,3 điểm trong tháng 4 xuống còn 157,4 điểm. Dù ít hơn so với tháng trước, song chỉ số giá lương thực trong tháng 5 vẫn cao hơn 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do quan ngại về ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine.
FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong vụ mùa năm 2022-2023 sẽ giảm 16 triệu tấn so với mức kỷ lục 2,784 tỷ tấn trong năm 2021. Đây là lần giảm đầu tiên trong 4 năm. Chỉ số giá ngũ cốc tăng 2,2%, trong đó giá lúa mỳ tăng 5,6% so với tháng trước. So với năm ngoái, giá lúa mỳ đã tăng tới 56,2%.
Theo FAO, nguyên nhân khiến giá lúa mỳ tăng mạnh là do Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này và nguy cơ giảm sản lượng tại Ukraine. Trong khi đó, chỉ số giá dầu thực vật đã giảm 3,5% so với tháng 4, một phần là do Indonesia quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ.
Nhà kinh tế trưởng của FAO Maximo Torero Cullen nhận định các lệnh hạn chế xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro trên thị trường và có thể dẫn đến xu hướng tăng giá và làm tăng nguy cơ biến động giá cả. Xu hướng giảm giá các loại hạt chứa dầu đã cho thấy tầm quan trọng của việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế để hàng hóa xuất khẩu thông thương một cách suôn sẻ.
Trong khi chỉ số giá các sản phẩm từ sữa, đường và dầu thực vật đều giảm trong tháng 5, chỉ số giá thịt lại tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Chỉ số giá các sản phẩm từ sữa đã giảm 3,5% so với tháng trước, với giá bột sữa giảm mạnh nhất do các rủi ro thị trường liên quan đến các lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19 tại Trung Quốc.
Chỉ số giá thịt đã tăng 0,6% trong tháng 5, với giá thịt bò đã ổn định, xu hướng giảm giá thịt lợn được bù đắp bởi giá thịt gia cầm tăng lên.
Về sản lượng ngũ cốc toàn cầu, FAO dự báo sản lượng lúa mỳ, gạo, ngô sẽ giảm đi trong khi sản lượng cao lương và lúa mạch sẽ tăng lên. Các dự báo này được đưa ra dựa trên điều kiện mùa vụ và kế hoạch gieo trồng.
Bên cạnh đó, FAO cũng dự báo việc tiêu thụ ngũ cốc trong vụ mùa năm 2022-2023 sẽ giảm 0,1% so với vụ mùa năm 2021-20211 xuống còn 2,788 tỷ tấn. Đây là lần giảm đầu tiên trong 20 năm./.
>>>Cơ hội cho nông sản, thực phẩm Việt Nam vào Malaysia
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Giải quyết khủng hoảng lương thực phụ thuộc vào phương Tây và Ukraine
11:08' - 01/06/2022
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 31/5 cho rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày càng tăng hiện nay phụ thuộc vào phương Tây và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nguy cơ mất an ninh lương thực tại Brazil cao nhất từ trước tới nay
09:02' - 30/05/2022
Đây là lần đầu tiên nguy cơ mất an ninh lương thực ở nước sản xuất lương thực lớn nhất khu vực Mỹ Latinh và hàng đầu thế giới - Brazil cao hơn mức trung bình của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).