Giải cứu kinh tế Pháp: Ai sẽ phải trả những “hóa đơn”?
Pháp sẽ cần rất nhiều tiền trong cuộc chiến chống lại đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Các biện pháp hạn chế đi lại đã làm giảm các hoạt động kinh tế và thu nhập quốc dân. Các nhà kinh tế dự báo con số thâm hụt ngân sách 150 tỷ euro.
Tại thời điểm này, không ai có thể biết chính xác số tiền trên “hóa đơn” COVID-19 cũng như cách thức thanh toán. Song, điều chắc chắn duy nhất là Pháp - vốn đã là con nợ lớn - sẽ không thể mang trên vai gánh nặng khổng lồ này một mình, cũng như Tây Ban Nha hay Italy. Đất nước hình lục lăng sẽ phải dựa vào Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trong ngắn hạn, vào năm nay, ngân sách nhà nước Pháp sẽ thanh toán một phần của “hóa đơn” này, qua đó làm tăng thêm mức thâm hụt. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải trả giá đắt. Cho dù có khoản viện trợ công lớn, nhiều công ty buộc phải đóng cửa. Những doanh nghiệp khác sẽ trải qua sự phục hồi một cách khó khăn với kết quả đáng buồn. Trong khi đó, các hộ gia đình sẽ chịu tác động của khủng hoảng trong những tháng tới, do thất nghiệp gia tăng, giảm lương...Theo ông Mathieu Plane, thuộc Trung tâm dự báo và phân tích kinh tế OFCE, phương pháp cổ điển của năm 2008 - bao gồm khôi phục tài chính công sau một cú sốc bằng cách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - dường như không phù hợp vào thời điểm này.Dư luận xã hội hoàn toàn không đồng ý theo hướng này vì kể từ năm 2012, có thể thấy rõ các kế hoạch điều chỉnh quyết liệt đã tàn phá các nền kinh tế như thế nào. Chính phủ Pháp cũng cho rằng các biện pháp trong quá khứ không phù hợp để áp dụng vào thực tại hiện nay. "Điều tồi tệ nhất là tăng thuế", Thủ tướng Edouard Philippe đã nhấn mạnh ngày 2/4.
Về mặt chi tiêu, bối cảnh cũng không thích hợp với các kế hoạch tiết kiệm. Theo ông Patrick Artus, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Natixis, chính phủ không thể bỏ qua các yêu cầu về hiện đại hóa bệnh viện, tăng cường khả năng tự sản xuất thuốc trong nước…, trong khi vẫn cố gắng giảm thuế sản xuất.Điều này đưa đến dự báo mức thâm hụt chưa từng có vào năm 2020, lên tới 12,3% - theo các nhà phân tích của Unicredit. Mức thâm hụt này sẽ không thể được giải quyết bằng việc tăng thuế hoặc chương trình thắt lưng buộc bụng trong ngắn hạn. Các khỏan nợ sẽ bùng nổ một cách cơ học và có thể vượt quá 120% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong bối cảnh này, nhiều nhà kinh tế gợi ý hủy một phần nợ công, chính xác là xóa các khoản nợ công do ECB nắm giữ. Biện pháp rất tượng trưng này có vẻ đơn giản nhưng nó sẽ tạo ra một cơn sóng thần trên thị trường tài chính, và sẽ làm tổn hại uy tín của các quốc gia đang nợ.Thực tế hơn, Michel Didier, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Rexecode, nhắc lại rằng Nhà nước luôn có thể sắp xếp lại để có được sự linh hoạt về thời hạn vay, hoặc để đưa ra các khoản vay vĩnh viễn không phải trả gốc mà chỉ trả lãi suất cố định.
Trong khi đó, ông Jean Tirole, thuộc Trường kinh tế Toulouse, đã đề cập đến một giải pháp khác. Một hình thức thuế sẽ là điều khoản bắt buộc của các ngân hàng đối với các đợt phát hành tín phiếu Kho bạc mới, với lãi suất dưới mức trung bình thị trường, vì lợi ích của người vay và các nhà đầu tư.Theo Giáo sư đã đạt giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2014, trong bối cảnh các ngân hàng phải chịu những gánh nặng lớn trong những tháng tới, ít có khả năng Nhà nước sẽ vội thu ngân sách từ nguồn thuế và phí.
Vậy phải làm gì để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nếu như Nhà nước không thể cắt giảm chi tiêu, cũng không muốn tăng thuế hay gây khó khăn cho các chủ nợ ? Một lựa chọn tài chính tương xứng với các khoản tiền liên quan sẽ là gộp các khoản nợ giữa các quốc gia thành viên của khu vực đồng euro. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi các nước có tài chính công dư thừa phải có sự thay đổi chính sách mạnh mẽ, điều dường như rất khó xảy ra.Còn lại một cách khác song cũng đầy rủi ro. ECB mua các trái phiếu chính phủ. Đổi lại, ECB tạo ra thanh khoản, giúp xóa bỏ trái phiếu chính phủ và do đó giảm bớt nợ của các quốc gia. Nhờ cơ chế Nới lỏng định lượng (QE) mà ECB đã thực hiện trong nhiều năm này, các chính phủ có thể tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong khi hạn chế gia tăng nợ. Theo ông Patrick Artus, đây là lựa chọn tốt nhất cho năm 2020.ECB sẽ ít nhiều “tiêu thụ” tất cả các khoản thâm hụt của khu vực đồng euro, ước tính lên tới 800 tỷ euro. Tuy nhiên, sau đó, liệu các nước Bắc Âu có đồng ý gia hạn chương trình mua trái phiếu chính phủ diện rộng trong nhiều năm không? Việc giới hạn có nguy cơ trở nên vì lý do chính trị hơn vì kinh tế.
Việc thuyết phục tất cả các quốc gia về lợi ích của một sự can thiệp lớn và lâu dài từ ECB sẽ rất phức tạp, bởi một hoạt động như vậy không phải là không có nguy hiểm. Liệu điều đó có tạo ra sự quay trở lại của lạm phát? Đây là câu hỏi khó có thể trả lời, cho dù kinh nghiệm của ngân hàng trung ương Nhật Bản không đề cập đến vấn đề này.Mặt khác, một đợt thanh khoản lớn sẽ tạo ra các rối loạn tài chính mới, bao gồm bong bóng tài sản, bất ổn tỷ giá hối đoái... Kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ chìm trong một cuộc khủng hoảng mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp cân nhắc gói hỗ trợ 20 tỷ euro cho các doanh nghiệp
17:51' - 10/04/2020
Chính phủ Pháp đang cân nhắc cung cấp gói hỗ trợ vốn lên tới 20 tỷ euro (tương đương 21,7 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Pháp năm 2020 dự kiến giảm 6% do đại dịch COVID-19
11:16' - 10/04/2020
Kinh tế Pháp dự kiến giảm 6% trong năm 2020, do các doanh nghiệp đóng cửa trong thời gian phong tỏa nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Tàu sân bay của Pháp trở về nước do xuất hiện các trường hợp nghi mắc COVID-19
08:03' - 09/04/2020
Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã phải ngừng sứ mệnh ở Biển Bắc để quay trở về nước sau khi phát hiện khoảng 40 trường hợp nghi mắc COVID-19 ở trên tàu.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp đối mặt với nguy cơ dư thừa nguồn cung sữa thô do dịch COVID-19
21:45' - 08/04/2020
Pháp đã từng quan ngại về nguy cơ thiếu sữa, một sản phẩm thiết yếu, khi bắt đầu thực hiện lệnh hạn chế đi lại trong cuộc chiến chống lại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.