Pháp đối mặt với nguy cơ dư thừa nguồn cung sữa thô do dịch COVID-19
Tuy nhiên, nước này hiện đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng thừa do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Dịch COVID-19 xảy ra vào thời điểm tồi tệ nhất trong năm đối với các nhà sản xuất sữa.
Theo bà Marie-Thérèse Bonneau, Phó Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất sữa, mùa Xuân là thời điểm các đàn gia súc quay trở lại đồng cỏ xanh tốt, với sản lượng sữa thô đạt đỉnh trong tháng Tư.
Quản lý một trang trại gồm khoảng 60 con bò sữa ở tỉnh Vendée, bà Bonneau kêu gọi tất cả các chủ trang trại bò sữa hạn chế sản lượng của họ. Nếu không, các nhà máy chế biến sữa sẽ dư thừa khoảng 34 triệu lít.
Để giảm 4-5% sản lượng sữa thô, bà Bonneau sẽ ngừng công việc vắt sữa đàn bò sớm hơn một chút so với kế hoạch.
"Trong mọi trường hợp, cần phải làm mọi việc để tránh đổ bỏ sữa, điều này gây tổn hại lớn về mặt tinh thần đối với người chăn nuôi", bà nhấn mạnh. Hơn nữa, các công ty sữa hiện vẫn thu mua sữa thô ở mức gần như bình thường.
Trung tâm quốc gia ngành công nghiệp sữa đã lên kế hoạch giải ngân 10 triệu euro nhằm bồi thường cho người chăn nuôi và các nhà sản xuất phải giảm sản lượng.
Dự kiến, khoản bồi thường sẽ là 320 euro cho 1.000 lít, thấp hơn một chút so với mức giá bán trung bình 335 euro trong quý đầu năm nay, bà Bonneau lưu ý. Kế hoạch này đang đợi Ủy ban châu Âu phê chuẩn.
Tuy không vui, nhưng các chủ trang tại bò sữa nhận thức rõ về tình hình của các nhà máy sữa, khi hầu hết thị trường nước ngoài đều dừng đặt hàng, giữa lúc các nhà ăn, trường học và nhà hàng ở Pháp đều đóng cửa.
Lượng hàng tiêu thụ hiện nay chỉ giới hạn ở các tập đoàn bán lẻ lớn và một vài thị trường nước ngoài vẫn được phép hoạt động.
Tại công ty Laïta, hoạt động giảm 15% so với bình thường, các dây chuyền sản xuất được thay đổi phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và tạm thời bỏ qua những "đặc sản".
Vì vậy, Laïta tập trung vào những hộp bơ truyền thống loại 250 hoặc 500 gram và tạm ngừng sản xuất "bơ điểm muối", một loại bơ đặc biệt có chút vị hơi mặn.
Ông Michel Lacoste, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về xuất xứ các sản phẩm từ sữa, ước tính doanh số bán có thể giảm tới 80% đối với 45 loại phô-mai đạt chứng nhận xuất xứ hàng hóa được bảo vệ.
Ông bắt đầu đàm phán với các nhà bán lẻ lớn để tổ chức một chiến dịch tiếp thị, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các loại phô-mai tại siêu thị và đại siêu thị.
Ông cũng đề đạt lên chính quyền kế hoạch hỗ trợ trị giá 30 triệu euro để bảo quản các loại phô-mai, ít nhất là cho đến khi lệnh hạn chế đi lại kết thúc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Pháp giảm mạnh nhất kể từ năm 1945
17:55' - 08/04/2020
Trong thông báo ngày 8/4, Ngân hàng Trung ương Pháp (BoF) cho biết trong hai tuần cuối tháng Ba vừa qua, khi dịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn, hoạt động kinh tế tại Pháp sụt giảm tới 32%.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chạy đua để đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế
08:15' - 08/04/2020
Ngày 7/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết cần tiếp tục làm việc với phía Mỹ để thuyết phục Washington đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế được tự do lưu thông qua biên giới hai nước.
-
Hàng hoá
Trung Quốc ghi nhận tình trạng dư thừa nguồn cung thép cao kỷ lục
06:00' - 14/03/2020
Sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 đã khiến hoạt động của các nhà máy bị đình trệ, dẫn đến hiện tượng nhu cầu sử dụng thép giảm mạnh và lượng hàng tồn kho tăng lên mức cao kỷ lục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.