Giải mã nguyên nhân tiền mặt “sống sót” trong đại dịch COVID-19 tại Canada
Đại dịch COVID-19 đã buộc người Canada phải chấp nhận mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc, thúc đẩy người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với thẻ tín dụng. Mặc dù vậy, nhu cầu về tiền mặt cũng phát triển mạnh.
Ở thời điểm cuối năm 2020, khoảng 100 tỷ CAD (80,2 tỷ USD) tiền giấy được lưu hành, tăng 13,8 tỷ CAD so với cùng kỳ năm 2019.
Trong giai đoạn đầu của đại dịch, lượng tiền rút ra tăng đột biến, do nhu cầu đối với các tờ mệnh giá 50 CAD và 100 CAD. Trong khi đó, lượng tiền gửi vào tài khoản ở mức “thấp liên tục” trong năm 2020.Theo các chuyên gia nghiên cứu, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể một phần do các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế dịch lây lan đã làm chậm tốc độ luân chuyển tiền mặt trong nền kinh tế.
Nhu cầu đối với tiền mặt tăng mạnh đã cho thấy một phản ứng cụ thể khi cuộc khủng hoảng y tế leo thang: Mọi người tích trữ tiền mặt. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện tại Canada. Vương quốc Anh, Mỹ và những nước khác đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt lượng tiền giấy trong lưu thông. Trong bối cảnh đại dịch, đó là một phần của xu hướng lâu dài được mệnh danh là “nghịch lý của tiền giấy”: Ngay cả khi mọi người ít sử dụng tiền mặt hơn, nhu cầu tiền mặt vẫn tăng mạnh mẽ. Vào tháng 11/2020, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã công bố một báo cáo giải mã nghịch lý này. Báo cáo ghi nhận sức hấp dẫn ngày càng tăng của việc nắm giữ tiền mặt khi lãi suất ở mức thấp trong lịch sử. Lãi suất chủ chốt của Ngân hàng trung ương Canada đang ở mức thấp kỷ lục 0,25%, trong khi ở một số quốc gia, lãi suất nằm trong vùng âm.Hơn nữa, nhu cầu tiền mặt có thể tăng khi đồng tiền suy yếu - như đã thấy khi đồng bảng Anh giảm mạnh vào năm 2016, sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Cuối cùng, “nhu cầu tiền mặt cũng gia tăng đáng kể khi có những lo ngại về ngân hàng hoặc nền kinh tế”, báo cáo của BoE cho biết.
Cùng với nhu cầu tiền mặt tăng đột biến gần đây, các nền kinh tế lớn đã báo cáo về tình trạng sụt giảm mạnh trong việc sử dụng tiền mặt. Ngân hàng trung ương Canada cho biết khoảng 1/5 các giao dịch mua sắm trong tháng 11/2020 được thực hiện bằng tiền mặt. Con số này đã giảm từ 44% vào năm 2013 và 33% vào năm 2017. Thẻ tín dụng chiếm gần một nửa số giao dịch, trong đó khoảng 80% thanh toán không cần tiếp xúc. Trong đại dịch, nhiều cửa hàng đã đóng cửa đối với hoạt động mua sắm trực tiếp, chuyển sang giao dịch trực tuyến. Tháng Năm vừa qua, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Canada đạt 4,2 tỷ CAD, gấp đôi giá trị so với trước đại dịch. Những tuần đầu của đại dịch COVID-19 đã chứng kiến nhiều nhà bán lẻ từ chối tiền mặt vì lo ngại về nguy cơ lây truyền virus. Điều đó đã dẫn đến một tuyên bố của Ngân hàng trung ương Canada vào tháng 5/2020, kêu gọi các nhà bán lẻ chấp nhận tiền mặt. Tuy nhiên, tiền mặt dường như có sức hấp dẫn lâu dài. Báo cáo của Ngân hàng trung ương Canada cho thấy, tính đến tháng 11/2020, 80% người Canada cho biết họ không có kế hoạch nói "Không" với tiền mặt, tương tự như kết quả khảo sát từ tháng 7/2020 và trước đại dịch. Báo cáo cho biết việc sử dụng tiền mặt có xu hướng phổ biến hơn trong một số nhóm nhân khẩu học. Những người lớn tuổi, ít học và có thu nhập thấp sử dụng tiền mặt để thanh toán nhiều hơn những người Canada khác. Ngoài ra, cũng có thể có những lý do khác thúc đẩy nhu cầu về tiền mặt, chẳng hạn như tiền mặt có thể được sử dụng trong nền kinh tế "bóng tối"./.>>Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến thanh toán online phát triển mạnh
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư tại Canada
12:01' - 01/08/2021
Các quan chức y tế hàng đầu của Canada cảnh báo rằng quốc gia Bắc Mỹ này có thể đang chứng kiến sự khởi đầu của làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ tư do biến thể Deltasự lây lan mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch mở cửa lại biên giới của Canada có nguy cơ gặp trở ngại
08:38' - 29/07/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, kế hoạch mở cửa lại biên giới của Canada có thể bị cản trở, trong bối cảnh hàng nghìn nhân viên của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã sẵn sàng đình công.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát có thể ảnh hưởng tới chiến lược tăng trưởng nóng của Canada
15:18' - 28/07/2021
Cam kết để nền kinh tế tăng trưởng nóng của Ngân hàng Canada (ngân hàng trung ương (BoC) sẽ được kiểm chứng thông qua lạm phát vốn ở mức cao trong một thập kỷ qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thế khó của Fed trong giai đoạn sắp tới
21:54' - 20/01/2025
Sự trở lại của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ đặt ra hàng loạt thách thức mới cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ Nhà Trắng đến Eurozone: Lãi suất sẽ biến động ra sao?
19:15' - 20/01/2025
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được dự đoán sẽ định hình lại chính sách kinh tế toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoJ cân nhắc tăng lãi suất
09:00' - 20/01/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda sẽ đánh giá về sự cần thiết phải tăng lãi suất tại cuộc họp diễn ra từ ngày 23-24/1 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cho vay ngân hàng tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
10:16' - 19/01/2025
Theo dữ liệu của ngành ngân hàng, cho vay ngân hàng tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục là 605.800 tỷ yen (khoảng 3.845 tỷ USD) vào cuối năm 2024, tăng 4,4% so với năm trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chỉ số USD dứt chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp
13:33' - 18/01/2025
Đồng USD tăng giá so với đồng yen của Nhật Bản ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/1, nhưng vẫn khép lại một tuần giảm sau chuỗi sáu tuần tăng liên tiếp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bỉ sở hữu một trong những thị trường vốn mạo hiểm sôi động nhất châu Âu
08:46' - 18/01/2025
Theo một nghiên cứu mới của Văn phòng Sáng chế châu Âu (EPO), Bỉ đang thể hiện một hiệu suất đáng ngạc nhiên so với quy mô của mình trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongABank cho HDBank
10:07' - 17/01/2025
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongABank sẽ là các Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do VPBank và HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường ETF tiền điện tử năm 2025 có gì đáng chú ý?
07:00' - 16/01/2025
Các quỹ ETF tiền điện tử có thể bước vào năm 2025 với các quỹ đầu tư mới và cách tiếp cận mới, nhưng sẽ khó ghi nhận nhu cầu tương đương với năm đầu tiên của các ETF bitcoin.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Tiếp tục các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô
08:00' - 15/01/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước.