Giải pháp phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau dịch COVID-19
Báo cáo về thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đã được công bố tại hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức ngày 22/4, tại Hà Nội với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.
Theo CIEM, Báo cáo về thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam được thực hiện nhằm phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước trước và trong đại dịch COVID-19; phân tích và đánh giá tác động của COVID-19 tới tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam; phân tích một số yêu cầu về cải cách thể chế nhằm phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19; xác định định hướng và lộ trình chính sách cho phát triển giai đoạn 2021-2030. Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay đã có những tác động bất lợi, sâu rộng, cả trực tiếp và gián tiếp đối với kinh tế toàn cầu. Đến nay, đại dịch vẫn có những diễn biến hết sức khó lường, cho dù nhiều nước đã bắt đầu quá trình phổ biến vaccine. Còn Việt Nam đang bước vào giai đoạn chiến lược 2021-2030 với những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mới. Dù phải cân nhắc những kịch bản diễn biến dịch bệnh, Việt Nam cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế sau khi COVID-19 kết thúc. Cụ thể, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm trầm trọng thêm những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu. Ở một mặt khác, đại dịch này cũng buộc các nền kinh tế, dù phát triển hay đang phát triển cũng phải đẩy nhanh những cải cách thể chế, đặc biệt là gắn với tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số. Tại Việt Nam, với việc tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh trong những tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh tế - xã hội trong cả nước tiếp tục đà phục hồi. Hoạt động tiêm vắc-xin đã dần được triển khai. Nhiều thảo luận xoay quanh việc mở lại các đường bay quốc tế, hay hộ chiếu vaccine... được đề cập gần đây nhằm hướng đến mở cửa trở lại nền kinh tế một cách an toàn, hay sự đồng bộ và bền vững của chính sách hỗ trợ phục hồi một số ngành, lĩnh vực quan trọng cũng như tổng thể nền kinh tế. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, báo cáo đưa ra một số cân nhắc về quá trình phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế trong thời gian tới, bao gồm: cân nhắc về ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế, về cải cách thể chế kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, về vai trò của nhà nước và không gian kinh tế cho khu vực kinh tế tư nhân; thời điểm tiến hành cải cách cũng được nhìn nhận thấu đáo trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch. Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được đánh giá dựa trên 3 kịch bản. Nếu đạt được những đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có thể đạt tới 6,76%/năm giai đoạn 2021-2030 đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Từ nghiên cứu, tham vấn với các bên, báo cáo cũng đề xuất định hướng và lộ trình chính sách cho giai đoạn 2021-2030. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM, chỉ rõ đề xuất lộ trình cải cách trong báo cáo là: tiếp tục phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, kết hợp với cải cách thể chế kinh tế. Tiếp đó, đến năm 2022, kết hợp giải pháp phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế; năm 2023 là rút dần các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, tập trung vào cải cách thể chế kinh tế... Cũng theo ông Nguyễn Anh Dương, nếu chỉ nới lỏng tài khoá và tiền tệ, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn, song đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn. Nếu nới lỏng tài khoá và tiền tệ cùng với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Đây cũng là cách để phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh
18:45' - 21/04/2021
Bên cạnh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư hiệu quả, góp phần phát triển diện mạo đô thị Tp. Hồ Chí Minh thì cũng còn một số dự án triển khai gây lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn vốn xã hội.
-
Hàng hoá
Báo động tình trạng thiếu hụt chip điện tử trên toàn cầu
06:00' - 20/04/2021
Ngành công nghiệp ô tô không còn là ngành duy nhất thiếu hụt chip điện tử. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính xách tay cũng đang cảm nhận rõ điều này.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Băn khoăn các phương án lựa chọn
07:44' - 18/04/2021
Nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200 km/h chạy riêng khách và hàng sẽ cần vốn đầu tư khoảng 46 tỷ USD, trong khi làm đường sắt tốc độ cao chạy 350 km/h cao hơn 15 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.