Tái khởi động nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh
Thời gian qua, bên cạnh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư hiệu quả, góp phần phát triển diện mạo đô thị Tp. Hồ Chí Minh thì cũng còn một số dự án triển khai dang dở hoặc chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn vốn xã hội cũng như ảnh hưởng đến việc quy hoạch trên địa bàn.
Dự án BOT tuyến đường nối Đại lộ Võ Văn Kiệt với cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương (dài 2,7km, tổng mức đầu tư hơn 1.557 tỷ đồng) do Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh làm nhà đầu tư. Hiện nay dự án đã ngừng triển khai, được Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh đề xuất chấm dứt hợp đồng do chủ đầu tư yếu kém năng lực tài chính, vi phạm hợp đồng BOT. Trong diễn biến mới nhất, giữa tháng 3/2021 vừa qua, ông Nguyễn Văn Nhuần, Phó Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (ngân hàng tài trợ vốn cho dự án) ký Văn bản số 90/CV/LienVietPostBank.NSG gửi Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh thông báo việc chấm dứt tài trợ tín dụng, đồng thời đề xuất Công ty cổ phần Him Lam là nhà đầu tư mới thay thế nhà đầu tư cũ để tiếp tục tham gia dự án. Theo đại diện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt -Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, để triển khai dự án, doanh nghiệp dự án ban đầu là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư BOT Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương đã vay vốn tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh với hạn mức 1.438 tỷ đồng. Đến nay nhà đầu tư không thực hiện đúng yêu cầu về Hợp đồng BOT, dừng dự án từ tháng 6/2018 cũng như không trả nợ vay đúng hạn và chuyển sang thành nợ xấu cho ngân hàng. Dự án này được triển khai theo hình thức BOT, nhà đầu tư được chỉ định là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (các lãnh đạo của Công ty đang là bị cáo trong vụ án liên quan đến Đinh Ngọc Hệ - tức Út trọc). Về phương án thu hồi vốn, chủ đầu tư được xây dựng 1 trạm thu phí trên đoạn tuyến nối Võ Văn Kiệt với cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương, thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài 17 năm 8 tháng. Trong quá trình triển khai dự án, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh đã nhiều lần đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do thực hiện còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu, hoàn thiện hồ sơ dự toán dự án, kế hoạch huy động vốn nhưng doanh nghiệp dự án không thực hiện đầy đủ. Trong khi đó, một số dự án hạ tầng lớn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục dù đã có chủ trương thực hiện từ lâu. Cụ thể là dự án Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ (tổng mức đầu tư 1.395 tỷ đồng), sau khi trình Sở Xây dựng thành phố thẩm định thiết kế bản vẽ thi công dự kiến trong tháng 4/2021, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong quý III/2021.Dự án Xây dựng nhà hát giao hưởng và Vũ kịch (thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Tp. Thủ Đức) có tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng, hiện đang chờ Ban Thường vụ Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện các công việc tiếp theo sau khi đã tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc.
Tương tự, dự án bồi thường giải phóng măt bằng khu Liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, phường An Phú, Tp. Thủ Đức (tổng mức đầu tư 8.004 tỷ đồng), hiện đang nghiên cứu điều chỉnh mục tiêu dự án trước khi thẩm định phê duyệt dự án do Tp. Hồ Chí Minh không còn đăng cai Sea Games 31 vào năm 2021. Ngoài ra, một số dự án cũng đang trong giai đoạn trình đề xuất chủ trương đầu tư. Dự án đường Vành đai 4 đi qua địa bàn Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư dự kiến 100.000 tỷ đồng.Để đẩy nhanh tiến độ dự án này, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh đề nghị UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, nghiên cứu toàn diện nội dung dự án trong đó nghiên cứu tổng thể phương án, quy mô đầu tư, phân kỳ đầu tư, hình thức đầu tư, kết nối với các tuyến giao thông chính trong Vùng Tp. Hồ Chí Minh.
Đồng thời Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét để có cơ chế hỗ trợ một phần vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 cho dự án.
Hai dự án giao thông trọng điểm khác trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh “treo” nhiều năm nay, hiện cũng đang được tái khởi động là dự án ga Thủ Thiêm và ga Bình Triệu.Tại dự án dự án ga Bình Triệu, diện tích quy hoạch lên tới 41ha. Vừa qua Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Lê Hoà Bình đã họp với Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn và thống nhất việc Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan xem xét cơ chế triển khai thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đối với các tổ chức, cá nhân nằm trong ranh quy hoạch ga Bình Triệu trong giai đoạn 2021 – 2025 để sớm ổn định đời cống của người dân cũng như xúc tiến kế hoạch đầu tư dự án theo quy hoach.
Trong khi đó, ga Thủ Thiêm được quy hoạch là ga đầu mối bao gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tuyến đường sắt nhẹ Tp. Hồ chí Minh – Cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự án tuyến metro số 2, xe buýt nhanh BRT số 1. Tuy nhiên hiện nay dự án vẫn nằm trên giấy do tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tuyến đường sắt nhẹ Tp. Hồ chí Minh – Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang ở giai đoạn Báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo phương án của 2 dự án nói trên, nhà ga tại khu vực ga Thủ Thiêm được bố trí trên cao. Trong khi đó, quy hoạch các đường giao thông trong phân khu thuộc Khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn mang tính chất xâm phạm và chồng lấn bên trong phạm vi quy hoạch của nhà ga Thủ Thiêm.Vì thế hiện nay chưa đủ cơ sở để tổ chức lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu vực nhà ga Thủ Thiêm. Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm đã kiến nghị UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu quy hoạch chi tiết ga đầu mối Thủ Thiêm để cơ cơ sở quản lý quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư.
Trong khi đó, sau thời gian ngưng trệ do Ngân hàng Thế giới chấm dứt tài trợ vốn, dự án xây dựng hạ tầng và cải thiện môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên đang được “tái khởi động” khi mới đây Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị kiến nghị Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trình UBND thành phố để báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND thành phố thống nhất bố trí nguồn vốn đối ứng của Thành phố là 4.200 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025 để triển khai thực hiện. Theo ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Tp. Hồ Chí Minh, dự án sẽ xây dựng kè dọc hai bên bờ kênh dài gần 33km, nạo vét toàn tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với chiều rộng đáy từ 30 – 90m, cao trình đáy kênh từ -4m đến -5m.Với việc đầu tư đường giao thông đô thị dọc kênh, dự án sẽ kết nối Tp. Hồ Chí Minh với tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 8.200 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tầng đô thị làm chủ đầu tư, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 4.000 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng thành phố./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tp. Hồ Chí Minh bảo vệ an toàn các công trình điện
12:25' - 21/04/2021
Tổng công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh đối với các công trình điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai một số dự án giao thông trọng điểm mới
17:27' - 20/04/2021
Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai các công trình giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, các dự án khu vực cửa ngõ và khu vực thành phố Thủ Đức.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine ngừa COVID-19 đợt 2
12:03' - 19/04/2021
Từ ngày 19-30/4, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 2 cho nhân viên y tế và những người làm việc có tiếp xúc với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.