Giảm thuế nhập khẩu LNG giúp đa dạng nguồn khí cho sản xuất điện “xanh”
Thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) được giảm từ 5% xuống 2% (theo Nghị định số 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025) sẽ đa dạng nguồn cung LNG trong nước, góp phần đảm bảo nguồn nhiên liệu sạch đầu vào cho sản xuất điện “xanh”, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và và hiện thực hóa cam kết đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp khí của PetroVietnam và doanh nghiệp duy nhất vận hành hệ thống chuỗi giá trị LNG hoàn chỉnh tại Việt Nam.
Phóng viên: Xin ông cho biết nhu cầu tiêu thụ LNG cho sản xuất điện trong nước hiện nay như thế nào?Ông Nguyễn Phúc Tuệ: Theo Quy hoạch Điện VIII (ban hành tháng 05/2023), từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng 23 dự án điện khí, trong đó có 10 dự án sử dụng nguồn khí khai thác trong nước với tổng công suất 7.900 MW và 13 dự án sử dụng khí LNG nhập khẩu với tổng công suất khoảng 22.400 MW, do đó nhu cầu tối đa lên đến 15 triệu tấn LNG/năm. Tuy nhiên, việc triển khai thực tế các dự án điện khí LNG còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tiến độ và nhu cầu LNG đang thấp hơn đáng kể so với kế hoạch. Theo đánh giá của PV GAS, dự kiến đến năm 2030, nhu cầu LNG cả nước sẽ đạt khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm. Tỷ trọng điện khí LNG sẽ tăng dần qua các năm và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu nguồn điện, phục vụ nhu cầu tăng trưởng điện năng để phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thực tế cũng cho thấy những năm gần đây, nguồn khí nội địa đang suy giảm sản lượng nhanh hơn dự báo. Vì vậy, PV GAS đang tập trung đầu tư các dự án kho cảng LNG nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất điện và các ngành sản xuất công nghiệp khác.Phóng viên: Việc giảm thuế nhập khẩu LNG sẽ tác động như thế nào đến giá bán LNG của PV GAS cho các nhà máy điện khí LNG và các hộ tiêu thụ công nghiệp lớn tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Phúc Tuệ: Kể từ năm 2023 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm nguồn hàng ổn định, cạnh tranh phục vụ sản xuất điện, PV GAS đã và đang nhập khẩu LNG từ các nước có Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam như Brunei, Malaysia, Indonesia với thuế nhập khẩu bằng 0%. Đối với những quốc gia ở trong WTO nhưng không có FTA với Việt Nam, thuế suất nhập khẩu sẽ được giảm từ 5% xuống 2%, qua đó tăng sức cạnh tranh của các nguồn LNG này. Về dài hạn, việc giảm thuế nhập khẩu LNG sẽ giúp PV GAS mở rộng và tiếp cận danh mục nguồn LNG đa dạng hơn từ các quốc gia chưa có FTA với Việt Nam, hỗ trợ công tác tìm kiếm nguồn LNG với giá cả cạnh tranh phục vụ nhu cầu trong nước. Với nguồn LNG đa dạng, chi phí của các nhà máy điện sử dụng LNG và các hộ tiêu thụ LNG cho công nghiệp sẽ được tối ưu, người dân và người tiêu dùng cuối sẽ được hưởng lợi.Phóng viên: Để đảm bảo nguồn cung LNG đáp ứng nhu cầu phát điện và sản xuất công nghiệp với giá bán ổn định, PV GAS đã triển khai các giải pháp gì?
Ông Nguyễn Phúc Tuệ: Về cơ sở hạ tầng, PV GAS sở hữu hạ tầng LNG hoàn chỉnh tại phía Nam với kho cảng LNG Thị Vải có công suất 7,7 triệu m3/ngày chưa kể phần khí nội địa; Kho tái hóa khí LNG nổi (FSRU) dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2026; triển khai đầu tư nâng công suất Kho LNG Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2029. Đối với khu vực khác, PV GAS đang triển khai 3 kho cảng LNG trung tâm tại Nam Trung Bộ (Sơn Mỹ, Bình Thuận), Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ với công suất từ 3-6 triệu tấn LNG/năm cho mỗi trung tâm. Bên cạnh đó, PV GAS đã đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường quốc tế: ký các hợp đồng khung mua bán LNG với các nhà cung cấp LNG lớn trên thế giới như Shell, Total, Petronas, Sumitomo, PetroChina... và một số nhà cung cấp LNG của Hoa Kỳ như Cheniere Marketing International LLP, Exxon Mobil Asia Pacific; tổ chức lựa chọn thành công các nhà cung cấp để cung cấp hiệu quả, kịp thời các chuyến tàu LNG phục vụ nhu cầu sản xuất điện, đặc biệt trong các giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 và 2025. Đặc biệt trong năm 2024, PV GAS đã cung cấp khí LNG tái hóa cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) với mức giá thấp hơn giá LNG thế giới trung bình khoảng 15%, thể hiện nỗ lực của PV GAS trong việc cung cấp LNG để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tiếp tục khẳng định vai trò dẫn đầu của PV GAS trong ngành công nghiệp khí của Việt Nam.Phóng viên: Thưa ông, ngoài việc giảm thuế nhập khẩu LNG, Chính phủ cần có thêm chính sách gì để thúc đẩy việc triển khai các dự án LNG nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hiện thực hoá cam kết Net Zero vào năm 2050?
Ông Nguyễn Phúc Tuệ: Đối với chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG, chúng tôi cho rằng cần có cơ chế ưu tiên phát triển các kho LNG trung tâm (LNG Hub) với công suất lớn, cung cấp khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện xung quanh bằng hệ thống đường ống, giúp giảm giá thành sản xuất điện, đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Về thu xếp nguồn và tiêu thụ LNG, cần có cơ chế mua LNG tập trung, dài hạn cho các nhà máy điện khí LNG với khối lượng phù hợp với thông lệ mua bán LNG quốc tế để có thể đảm bảo nguồn cung LNG ổn định, dài hạn và cạnh tranh. Ngoài ra, việc hoàn thiện đồng bộ cơ chế bao tiêu LNG nhập khẩu phục vụ sản xuất điện là rất quan trọng để có thể thúc đẩy việc triển khai các dự án điện LNG, góp phần bổ sung nguồn điện “xanh” quan trọng cho hệ thống, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tiến trình chuyển dịch năng lượng cũng như góp phần hiện thực thực hóa cam kết Net Zero của chính phủ Việt Nam vào năm 2050.Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Chuyển động DN
PV GAS CNG và Far Eastern Polytex ký hợp đồng mua bán khí thiên nhiên
09:27' - 26/03/2025
Công ty Cổ phần CNG Vietnam (PV GAS CNG) và Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam (FEPV) vừa ký hợp đồng mua bán khí thiên nhiên (CNG/LNG).
-
Doanh nghiệp
PV GAS hợp tác chiến lược với các đối tác Hoa Kỳ để mở rộng nguồn cung LNG
16:33' - 17/03/2025
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia ký kết và công bố loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.
-
Doanh nghiệp
PV GAS đảm bảo nguồn khí cho sản xuất điện trong mùa khô
19:01' - 10/03/2025
Đây là cam kết của lãnh đạo PV GAS tại Hội thảo "Giải pháp đảm bảo nguồn cung khí và LNG cho sản xuất điện" do PV GAS và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng tổ chức vừa diễn ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.