Giới chức Fed: Nền kinh tế Mỹ "xuất hiện lỗ hổng khí"
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 8/7 đã làm dấy lên những nghi ngại mới về triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ, sau khi các khảo sát kinh doanh mới cho thấy những rủi ro ngày càng tăng từ dịch viêm đường hô hấp COVID-19.
Khi tham gia các sự kiện khác nhau, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta Raphael Bostic, Chủ tịch chi nhánh Boston Eric Rosengren và Chủ tịch chi nhánh Richmond Thomas Barkin đều nhắc tới việc xuất hiện những “lỗ hổng khí” trong nền kinh tế Mỹ. Điều này ám chỉ tình trạng các doanh nghiệp hoàn tất số đơn đặt hàng hiện tại mà không có thêm những đơn mới, trong khi các hộ gia đình phải đối mặt với việc khoản trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ khác đã sắp hết mà chưa rõ những biện pháp thay thế là gì. Trong bối cảnh “chênh vênh đó”, nền kinh tế Mỹ cũng đang chật vật đối phó với sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới kỷ lục. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Chủ tịch Rosengren nhận định nền kinh tế sẽ vẫn yếu hơn kỳ vọng trong suốt mùa Hè và mùa Thu năm nay. Còn Chủ tịch Bostic cho hay việc các bang ở khu vực phía Nam nước Mỹ cố gắng mở cửa trở lại quá nhanh. Điều khiến ông bận tâm nhất là cách họ quản lý các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Ông Bostic cho hay đã có một số dấu hiệu rằng nguồn lực cho việc mở lại các doanh nghiệp và cho cả những hoạt động chung đang bắt đầu chững lại. Không phải tất cả các quan chức Fed đều tỏ ra bi quan. Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis James Bullard đã phát biểu trên kênh truyền hình CNBC rằng nhiều công việc bị mất đi bởi dịch COVID-19 sẽ được hồi phục vào cuối năm nay. Nhưng ông Bullard vẫn là ngoại lệ trong số các đồng nghiệp tại ngân hàng trung ương. Các quan chức Fed nhận định sự phục hồi bất ngờ của thị trường việc làm, doanh số bán lẻ và một số hoạt động khác trong tháng Năm và tháng Sáu có thể không kéo dài lâu. Ý kiến này đã được củng cố trong các cuộc khảo sát kinh doanh được công bố vào ngày 8/7. Cuộc khảo sát hàng quý mới nhất do Fed chi nhánh Atlanta và Richmond cùng Đại học Duke tiến hành với sự tham gia của hơn 500 giám đốc tài chính (CFO) cho thấy các CFO chủ yếu lo lắng về nhu cầu tiếp tục yếu và đà phục hồi việc làm sẽ chững lại trong nửa cuối năm 2020.Mặc dù vậy, các CFO đã tỏ ra lạc quan hơn so với những tuần đầu tiên của đại dịch. Kết quả trên tương tự với những cuộc khảo sát khác về các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Chỉ số niềm tin hàng quý do Hội đồng giám sát viên ngân hàng quốc gia Mỹ (CSBS) công bố cùng ngày cũng cho thấy các ngân hàng cộng đồng vẫn còn rất bi quan về triển vọng nền kinh tế.Hiện chỉ số này đứng ở mức 90, gần như không thay đổi kể từ lần khảo sát trước và thấp hơn mức "trung lập" là 100./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2022
09:33' - 06/07/2020
Nhà kinh tế hàng đầu Christophe Barraud vừa cho biết kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2022 và thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có sự điều chỉnh trước cuối năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Sự phục hồi không chắc chắn của kinh tế Mỹ
06:00' - 04/07/2020
Project Syndicate nhận định, giống như hầu hết các nước trên thế giới, Mỹ đang cố gắng vượt qua cả đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và sự suy thoái sâu do hậu quả của việc đóng cửa nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ có thêm 4,8 triệu việc làm trong tháng 6
22:42' - 02/07/2020
Nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận thêm 4,8 triệu việc làm, trong bối cảnh các doanh nghiệp trên toàn quốc rục rịch mở cửa trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đón nhận các số liệu trái chiều
10:49' - 02/07/2020
Bức tranh kinh tế Mỹ đã có thêm những gam màu khá tương phản, với số lao động được tuyển dụng trong lĩnh vực tư nhân tăng ít hơn dự kiến trong tháng Sáu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương
10:16'
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo vốn mồi cho đầu tư mạo hiểm
08:47'
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã có nhiều hoạt động giúp các công ty khởi nghiệp thiết lập quan hệ với một mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng trong nước và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm
10:19' - 01/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đối với nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của Đức, tranh chấp thuế quan do Tổng thống Mỹ khởi xướng là một yếu tố đặc biệt tiêu cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:32' - 30/04/2025
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN vào năm 2036
14:21' - 30/04/2025
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ UPeace ca ngợi nỗ lực xây dựng hòa bình của Việt Nam
09:13' - 30/04/2025
Thời gian qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính linh hoạt và quan điểm đối thoại để giải quyết những khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá hành trình phi thường của Việt Nam
08:43' - 30/04/2025
Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn năm 1975, Việt Nam đã có bước thay đổi to lớn, vươn mình trở thành quốc gia có vị thế quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975
08:43' - 30/04/2025
Bài viết trên Báo Pasaxon đã chỉ ra những lý do để Việt Nam giành được thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới chia cắt là rủi ro lớn nhất cho thị trường
10:25' - 29/04/2025
Đây là nhận định của ông Nicolai Tangen, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Norges Bank Investment Management (NBIM), Quỹ đầu tư trị giá 1.800 tỷ USD của Na Uy.