Gỡ điểm nghẽn, đón dòng vốn mới cho bất động sản công nghiệp
Gỡ điểm nghẽn, đón dòng vốn mới là chủ đề chính của Diễn đàn bất động sản công nghiệp năm 2022 do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty BW Industrial đồng tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/5 đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Việt Nam hiện có 260 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu công nghiệp đang được quy hoạch. Điều này cho thấy mức độ phát triển đang diễn ra ở cả vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và phía Bắc. So với Indonesia, Malaysia và Philippines, giá đất công nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối thấp.
Các rủi ro đang diễn ra, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư và nhà phát triển tận dụng các chuyển động để tìm cơ hội tham gia vào thị trường. Vì vậy Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu trong khu vực nên thị trường bất động sản công nghiệp đang được đa dạng hóa ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn các hoạt động luân chuyển hàng hóa, làm trì hoãn tiến độ thực hiện nhiều dự án, khiến hàng loạt Tập đoàn, Tổng công ty đa quốc gia buộc phải tính toán chiến lược đầu tư; các nước đều phải nghiên cứu thay đổi chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với bối cảnh mới.Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, Hoa Kỳ và ASEAN tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2022, đã có 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam; trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ, cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh và các giải pháp, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 - Thứ trưởng Trần Duy Đông chia sẻ.Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư mới, trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới bằng cách tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng để thu hút có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.Các khu công nghiệp, khu kinh tế được hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhà xưởng và chất lượng quốc tế, nghiên cứu thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương - Thứ trưởng nhấn mạnh.Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư nhận xét, hiện nhiều nhà đầu tư lớn đang dồn sự chú ý tới Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đa dạng hóa nguồn cung ứng và dịch chuyển địa điểm đầu tư, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu rất lớn đối với cơ sở hạ tầng, trong đó có những ngành vốn đang rất sôi động như logistics, bất động sản công nghiệp…
Tuy nhiên, với khẩu vị khắt khe của các tập đoàn đa quốc gia cùng định hướng chọn lọc, ưu tiên thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao của Chính phủ Việt Nam sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh của hành lang cơ chế, chính sách liên quan cũng như dự thích ứng của nhà đầu tư. Do đó, sẽ có những xu hướng mới được hình thành.Dưới góc độ nhà đầu tư, ông Lance Li, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial đánh giá, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều triển vọng đón dòng vốn mới.“Kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục sau đại dịch, tình hình giải ngân vốn FDI trong quý I/2022 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cao nhất trong năm 5 gần đây; trong đó, có 78% vốn giải ngân dành cho lĩnh vực sản xuất. Tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng đang trên đà phục hồi. Việc Nam được kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ASEAN năm 2022 với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,5%” - ông Lance Li dẫn chứng.Theo đó, lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng khởi sắc, thị trường lao động trên đà phục hồi do tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao. Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” thu hút các doanh nghiệp FDI lớn. Có thể kể đến những thương hiệu nổi tiếng như: LG, Samsung, Nike, LEGO, Pandora… Đáng chú ý, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 7 tháng liên tiếp.Ông Pao Jirakulpattana, Phó Chủ tịch Warburg Pincus (Singapore) cho rằng, về dài hạn, Việt Nam nên tiếp tục phát triển kinh tế trọng điểm, duy trì định hướng trong tương lai để thu hút đầu tư. Việt Nam thường có kế hoạch phát triển trong 5 năm, 10 năm, 15 năm… nên mọi thứ đều rõ ràng.Do vậy, các nhà đầu tư có thể căn cứ vào kế hoạch phát triển này để lập kế hoạch cho mình. Tuy nhiên, “điểm nghẽn” trên thị trường vẫn còn và sẽ cần thêm thời gian để tháo gỡ, nhưng trên bình diện chung, thị trường Việt Nam vẫn rất là tích cực.Nhà đầu tư hay than phiền về thủ tục và cần có giải pháp để tháo gỡ; kết nối, ghép các mảnh ghép lại thành một bức tranh lớn. Ông Pao Jirakulpattana cũng bày tỏ mong muốn kết nối với các nhà đầu tư lớn để đem lại lợi ích song phương giữa nhà phát triển khu công nghiệp và các công ty lớn.Chia sẻ về những lo lắng của các nhà đầu tư, ông Trần Quốc Trung - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết sẽ sửa đổi để giảm tối đa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư; đặc biệt là thủ tục quy hoạch các khu công nghiệp, để nhà đầu tư thực hiện dự án nhanh nhất.Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Trong phần sửa đổi, nhiều “điểm nghẽn” tồn tại lâu nay sẽ được giải quyết như quy hoạch, thủ tục hành chính… Việc sửa đổi nhằm giảm tối đa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, đặc biệt là thủ tục quy hoạch các khu công nghiệp; giảm bớt các thủ tục trùng lắp để nhà đầu tư thực hiện dự án nhanh nhất.Ngoài ra trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 82 cũng có một số quy định để khi phát triển khu công nghiệp đảm bảo phải cung cấp các dịch vụ cho người lao động sinh sống ổn định lâu dài trong khu công nghiệp - ông Trung thông tin thêm.Đồng thời, UBND cấp tỉnh cũng được giao thẩm quyền để có thể ban hành thêm cơ chế nhằm thu hút đầu tư cho các khu công nghiệp sinh thái, bổ sung thêm một số cơ chế chính sách để các nhà đầu tư có thể kết nối với nhau.Cùng đó, một số chính sách ưu đãi khác như tín dụng xanh, quỹ bảo vệ môi trường cũng được bổ sung vào Nghị định để các khu công nghiệp sinh thái có thể hướng tới…/.Tin liên quan
-
Bất động sản
Bất động sản công nghiệp hồi sinh cùng làn sóng đầu tư
17:05' - 21/05/2022
Bất động sản công nghiệp hồi sinh cùng làn sóng đầu tư là nhận định của Hiệp hội Môi giới Bất động sản (VARS) về thị trường.
-
Bất động sản
Nhiều trợ lực giúp bất động sản công nghiệp tăng tốc
14:12' - 14/03/2022
Bất động sản công nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng tích cực, trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn FDI về Việt Nam. Phân khúc này được kỳ vọng sẽ tăng tốc nhờ nối lại các đường bay quốc tế.
-
Bất động sản
5 đặc điểm riêng biệt của thị trường bất động sản công nghiệp
11:22' - 09/02/2022
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã thực hiện “Báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam”.
-
Bất động sản
Bất động sản công nghiệp được tạo đà nhờ tăng trưởng FDI
11:47' - 09/01/2022
Giai đoạn 2022 - 2023 sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp. Hưởng lợi thế từ hiệu ứng tích cực này, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển mạnh và sớm tăng tốc.
-
Bất động sản
Bắc Ninh dẫn đầu nguồn cung bất động sản công nghiệp tại miền Bắc
18:16' - 30/11/2021
Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam nhận định, Bắc Ninh vẫn là điểm sáng của thị trường miền Bắc, dẫn đầu về nguồn cung và nhu cầu cho hoạt động công nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
"Quyết liệt, trách nhiệm hơn" trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với những dự án, đất đai
21:26' - 26/12/2024
Chiều 26/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp tổ công tác về đất đai, bất động sản trong các bản án kết luận thanh tra.
-
Bất động sản
Handico và Viglacera chuẩn bị xây hơn 1.100 căn nhà ở xã hội tại Đông Anh
10:09' - 26/12/2024
Viglacera và Handico sẽ khởi công công trình CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội vào đầu năm 2025.
-
Bất động sản
Giải mã sức hút phân khu Kim Tiền tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Hà Nam
20:53' - 25/12/2024
Ngay sau sức nóng của dòng sản phẩm căn hộ Art Residence với mức hấp thụ gần đạt 100%, chủ đầu tư Sun Group đã giới thiệu các sản phẩm nhà phố và biệt thự thuộc phân khu Kim Tiền.
-
Bất động sản
Khoảng 8.000 công nhân, người thu nhập thấp ở Long An có nhà ở xã hội
19:01' - 25/12/2024
Theo thống kê, nhu cầu nhà ở xã hội cho công nhân đến năm 2030 trên địa bàn Long An là 118.939 căn, bao gồm, nhà ở xã hội cho công nhân 116.521 căn.
-
Bất động sản
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: Bão chưa tan
06:30' - 25/12/2024
Những dấu hiệu căng thẳng mới nhất đang làm gia tăng lo ngại rằng tình hình tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc đối với lĩnh vực nhà ở của Trung Quốc.
-
Bất động sản
Hà Nội gỡ vướng đối với dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
20:38' - 24/12/2024
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư xây dựng kéo dài, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
-
Bất động sản
Ninh Thuận: Kéo dài áp dụng bảng giá đất điều chỉnh phù hợp Luật Đất đai đến hết năm 2025
11:08' - 24/12/2024
HĐND tỉnh Ninh Thuận cho biết, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
-
Bất động sản
Kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất ở Hải Phòng
08:10' - 24/12/2024
Qua thanh tra 18 dự án sử dụng đất tại Hải Phòng, Thanh tra Chính phủ phát hiện 11 dự án có hạn chế thiếu sót về công tác quy hoạch.
-
Bất động sản
Căn hộ có giá hợp túi tiền dần "biến mất" tại các đô thị lớn
16:49' - 23/12/2024
Chung cư mới giá dưới 50 triệu đồng/m2 ở Hà Nội sắp biến mất. Câu chuyện nhà ở thương mại giá phù hợp được kỳ vọng thiết lập lại cán cân cung cầu trên thị trường những giờ đây ngày càng xa vời.