Gỡ khó cho phát triển sản phẩm OCOP
Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương đã xây dựng thành công sản phẩm OCOP thì vẫn có những địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí đang loay hoay tìm và xây dựng sản phẩm OCOP.
*Còn nhiều khó khăn Trên thực tế tại Phú Thọ, việc khó khăn trong phát triển mới sản phẩm OCOP xuất phát từ các ý tưởng mới có quy mô nhỏ lẻ, khả năng phát triển sản phẩm và cung ứng ra thị trường không lớn; trong khi đó, việc đánh giá lại và nâng sao sản phẩm OCOP lại gặp khó do tiêu chuẩn đánh giá giai đoạn mới khắt khe hơn giai đoạn trước, kinh phí đánh giá và hoàn thiện sản phẩm lớn khiến nhiều chủ thể của sản phẩm không mặn mà.Bên cạnh đó, mức hỗ trợ phát triển mới, đánh giá lại, nâng sao sản phẩm OCOP chưa đủ sức hấp dẫn các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP.
Ông Nguyễn Đình Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn chia sẻ, sản xuất nông nghiệp của xã còn theo kiểu mỗi gia đình một thế mạnh. Nhìn ra cánh đồng, cây trồng, nào lúa, khoai, sắn, rau, mía… thứ gì cũng có nhưng để thống kê xem có sản phẩm nông nghiệp nào đặc hữu, có quy mô lớn thì vẫn chưa có. Ngoài ra, diện tích manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tính độc đáo, khả năng áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, khả năng cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, ổn định, lâu dài. Để có thể xây dựng thành công đặc sản địa phương của xã thành sản phẩm OCOP, thời gian tới, xã Giáp Lai sẽ tập trung xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích sản xuất, thành lập tổ hợp tác liên kết đưa sản phẩm ra thị trường. Một thực tế không thể phủ nhận đó là, việc tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp nhiều địa phương cơ sở có thêm ngành ghề mới, tạo công việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Ông Nguyễn Văn Kỷ, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ong xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa cho hay, được thành lập từ năm 2010 nhưng không được nhiều người biết đến. Năm 2020, sau khi sản phẩm mật ong Hương ngàn Đất Tổ được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, được giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ xúc tiến thương mại, các siêu thị trong và ngoài tỉnh thì điều kiện kinh tế của người nuôi ong mới khấm khá hơn.Đặc biệt, người nuôi ong không còn bị động trong sản xuất, kinh doanh mà đã chú ý đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Giá mật ong bồ đề được tổ hợp tác bán với giá giao động từ 150 - 200 nghìn đồng/lít tùy thời điểm, thị trường tiêu thụ khá ổn định nên đã giúp nhiều hộ gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ông Văn Thanh Quân, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hạ Hòa cho biết, Hạ Hòa hiện có 12 sản phẩm đăng ký và được công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, có bốn sản phẩm mới được bổ sung trong năm nay gồm: bí xanh Văn Lang, Dưa lê Hàn Biển Xanh, Bí vua Hàn Quốc và Dưa leo Biển Xanh. Đây đều là những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương, có chất lượng, mẫu mã đạt từ hạng 3 sao trở lên, đáp ứng tốt các nhu cầu thị trường và có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Hạ Hòa còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm đặc trưng của các địa phương trên địa bàn ít, sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế, sản phẩm OCOP chỉ tập trung khai thác ở lĩnh vực nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế chưa cao… Quá trình nâng sao cho sản phẩm OCOP là tất yếu nhưng không phải bắt buộc với các chủ thể. Để thực hiện nâng từ 3 sao lên 4 sao, chủ thể phải chứng minh được sự mở rộng về quy mô sản xuất, đổi mới quy trình, mở rộng thị trường tiêu thụ; các tiêu chí về chất lượng sản phẩm phải hoàn thiện theo thang điểm của sản phẩm 4 sao...Đối với các sản phẩm OCOP từ 4 sao muốn nâng lên chất lượng 5 sao lại càng khó khăn, khi mức độ 5 sao là do Hội đồng Trung ương xét, công nhận…
*Cần được “gỡ” khó Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bằng những giải pháp cụ thể như: định hướng tư vấn nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…Nhờ đó, đến nay Phú Thọ có 105 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; trong đó, 35 sản phẩm đạt 4 sao và 70 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên, ngoài những khó khăn về vốn, mặt bằng mở rộng sản xuất, ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế… thì việc xét duyệt quá trình nâng hạng sao gặp không ít khó khăn cần được tháo gỡ.
Ông Kiều Đức Mạnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn chia sẻ, trong quá trình triển khai xây dựng OCOP gặp nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu các sản phẩm OCOP của huyện chưa tạo thành hàng hóa tập trung; quy trình chăm sóc, thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh chưa đồng bộ; chất lượng mẫu mã một số sản phẩm chưa đồng đều. Để khắc phục những khó khăn, xây dựng được thị trường đầu ra bền vững cho sản phẩm OCOP, cần thực hiện các giải pháp chiến lược, đồng bộ. Đối với các chủ thể cần bỏ tư duy sản xuất mùa vụ, chạy theo số lượng. Các ngành chức năng cần làm tốt công tác dự báo, thông tin, quy hoạch, quản lý quy hoạch trong phát triển nông sản hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP. Đồng thời, sớm hình thành chuỗi sản xuất chặt chẽ, mở rộng thị trường; thực hiện mối liên kết “4 nhà” theo chuỗi giá trị; phát triển đa dạng các kênh phân phối, đưa sản phẩm OCOP vươn xa… Ông Văn Thanh Quân, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hạ Hòa cho biết, để phát triển sản phẩm OCOP huyện đã và đang tiếp tục triển khai một số điểm trưng bày, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm ở một số khu, điểm du lịch như Khu Di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ, Đầm Ao Châu… Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Hội chợ làng nghề, các hội chợ trong và ngoài tỉnh kết hợp thúc đẩy giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử… Tuyên truyền, vận động các chủ thể chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ để các sản phẩm OCOP của huyện sẽ được nhiều người biết đến, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Ông Vũ Quốc Tuấn, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Phú Thọ cho hay, trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển và tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Thời gian tới, các cấp, các ngành sẽ phải chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng, lập hồ sơ, phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP theo quy định. Đồng thời, tỉnh Phú Thọ sẽ tập trung triển khai lồng ghép các chính sách của tỉnh, địa phương để hỗ trợ xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, trao đổi, thông tin kết nối với các thị trường ngoài tỉnh. Đối với những đơn vị, cá nhân đã có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao muốn tăng lên 4 sao hoặc từ 4 sao muốn nâng lên chất lượng 5 sao, ngành nông nghiệp sẽ rà soát, thẩm định theo theo tiêu chuẩn mới, đồng thời hướng dẫn các đơn vị tập hợp hồ sơ tạo điều điện tốt nhất cho các đơn vị thực hiện theo đúng quy định, lộ trình kế hoạch đề ra… Song song với đó là công tác truyền thông cần đi trước một bước. Làm sao khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, của cộng đồng địa phương để bảo tồn, phát triển sản phẩm đó. Làm sao để các cơ quan quản lý nhà nước thấy trách nhiệm của mình trong triển khai mỗi xã một sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tiếp tục tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp đặc biệt quan trọng giúp cho sản phẩm OCOP tồn tại và phát triển bền vững.../.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Quảng bá hơn 2.000 sản phẩm OCOP của Đồng bằng sông Hồng
17:45' - 07/10/2022
Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã khai mạc Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP
12:44' - 07/10/2022
Đến nay, thành phố Cần Thơ đã có 74 sản phẩm đạt chứng nhận Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), trong đó có 50 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 24 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.
-
Kinh tế Việt Nam
Trà Vinh đặt mục tiêu mỗi năm có thêm từ 40 sản phẩm OCOP
17:20' - 04/10/2022
Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, mỗi năm có thêm từ 40 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trở lên; trong đó, ít nhất 10% sản phẩm đạt hạng 4 sao và 5% sản phẩm đạt 5 sao.
-
Hàng hoá
Hà Nội khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
15:39' - 04/10/2022
Ngày 4/10, tại 180 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai trương thêm một Điểm giới thiệu và bán sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
-
Thị trường
Hà Nội khai trương thêm 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
14:08' - 02/10/2022
Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa vừa khai trương 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP bắt đầu từ tháng 10/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.