Gỡ nút thắt BOT: Công cụ hữu hiệu đổi mới hạ tầng
Hình thức đầu tư xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT) đã đi vào đời sống 2 thập kỷ qua cùng với việc ban hành Nghị định 77-CP năm 1997 và Nghị định 62/1998/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao, Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) và Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Nhưng cho tới năm 2011, hình thức đầu tư này mới thực sự phát huy hiệu quả khi Chính phủ quyết liệt thực hiện tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là siết chặt kỷ luật đầu tư công trước bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước eo hẹp, nợ công đã chạm ngưỡng an toàn, nhu cầu đầu tư vào hạ tầng lớn.
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai (2011-2015), bên cạnh những kết quả đạt được đối với hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hình thức BOT cũng bộc lộ những hạn chế chưa hấp dẫn nhà đầu tư, gây không ít bức xúc dư luận đòi hỏi sự tháo gỡ kịp thời.
Theo quy định của Chính phủ, hình thức BOT được khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực giao thông; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử nước thải, chất thải; công trình điện...
Có thể nói, trong quá trình thực hiện, hình thức này đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, là công cụ hữu hiệu để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó vừa góp phần giảm gánh nặng ngân sách, vừa tăng nguồn thu cho nhà đầu tư và sự thụ hưởng của người dân.
Cho đến nay, có khá nhiều công trình được đầu tư theo hình thức BOT được đưa vào vận hành. Trong đó phải kể đến những công trình đầu tiên thực hiện theo hình thức này là 2 nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3. Đã hoạt động hơn 10 năm qua, với tổng công suất thiết kế hơn 1.400MW, 2 công trình đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế quốc dân.
Mới đây nhất tháng 3/2016, dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Dương, công suất 1.200MW (2x600MW) với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD do Công ty Jaks Resources Bhd (Malaysia) làm chủ đầu tư đã được khởi công sẽ tham gia cung cấp điện cho khu vực phía Bắc nói riêng và toàn bộ hệ thống điện nói chung.
Mặc dù còn nhiều vướng mắc trong quá trình làm thủ tục, lĩnh vực điện năng vẫn đang có nhiều dự án được chỉ định dành cho nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT.
Tuy nhiên, thành công hơn cả và đóng góp lớn cho hạ tầng cơ sở của Việt Nam vẫn là các dự án BTO lĩnh vực giao thông bởi sự phù hợp với mô hình đầu tư này.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 2011- 2015, Bộ này đã huy động được gần 186,7 nghìn tỷ đồng để đầu tư 62 dự án; trong đó có 58 dự án BOT với tổng mức đầu tư trên 170 nghìn tỷ đồng. Bộ cũng đang triển khai 36 dự án với tổng mức đầu tư gần 112 nghìn tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa khẳng định, các dự án hạ tầng giao thông khi đưa vào khai thác đã phát huy ngay hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Có thể kể đến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, ước tính giảm 50% thời gian đi lại; Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội – Vinh, Quốc lộ 14 đoạn qua Pleiku – Cầu 110 tỉnh Gia Lai giảm khoảng từ 30- 37% thời gian đi lại. Ngoài ra, chưa kể đến các lợi ích khó định lượng như giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường...
Còn theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện 2 năm một lần, năm 2014, tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí thứ 74, đã tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010.
Theo đánh giá, các văn bản, chính sách chính cho đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT được ra đời tương đối sớm đã và đang là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư khu vực tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Cụ thể từ năm 1997, 1998, Chính phủ đã ban hành các Nghị định 77/CP, Nghị định 62/CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT cho đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam thay thế cho Nghị định 87-CP năm1993.
Sau khi có Luật Đầu tư năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 77/CP và Nghị định 62/CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng này. Hai năm sau, khắc phục một số tồn tại trong quá trình triển khai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 78. Cùng với đó, các Bộ Tài chính , Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện.
Với hệ thống chính sách này, việc triển khai các dự án BOT được đánh giá là khá minh bạch. Theo đó, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, quy định các lĩnh vực được đầu tư theo hình thức BOT, các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức lập danh mục dự án BOT của ngành, địa phương thể hiện rõ mục tiêu, địa điểm, thông số kỹ thuật, vốn đầu tư dự kiến.
Tùy thuộc mục tiêu, tính chất và địa điểm của mỗi dự án, danh mục này được gửi đến bộ, ngành, địa phương có liên quan lấy ý kiến. Sau đó, được công bố để các nhà đầu tư tham gia đấu thầu. Nhà đầu tư cũng có thể đề xuất dự án ngoài danh mục này nhưng phải gửi bộ, ngành và UBND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng - Phó Trưởng ban PPP - Bộ Giao thông Vận tải cho biết tất cả các khâu từ chủ trương đầu tư, quá trình triển khai xây dựng, khai thác vận hành dự án BOT đều được thực hiện chặt chẽ.
Việc lựa chọn dự án phải dựa trên khả năng thu hút nguồn vốn thương mại, huy động được nguồn lực tư nhân ổn định. Các dự án BOT đều có phương án tài chính hoàn vốn, tính tới yếu tố trượt giá với mức phí và thời gian thu hợp lý, trung bình từ 18-25 năm.
Xem thêm:
>> Gỡ nút thắt BOT: Giằng co lợi ích
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông
18:19' - 29/08/2016
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh doanh trạm thu phí BOT: Nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro
14:01' - 25/08/2016
Việc mở cửa cầu Việt Trì cho phép các phương tiện giao thông cơ giới qua lại làm giảm lưu lượng vận tải lưu thông qua trạm thu phí cầu Hạc Trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn chế thất thoát từ các dự án BOT
19:29' - 24/08/2016
Theo các chuyên gia kinh tế, việc quản lý tài sản công đang bị mai một, buông lỏng, dẫn đến tình trạng thất thoát rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm thực hiện quyết toán để minh bạch các dự án BOT
14:56' - 12/07/2016
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết nên quy định mốc thời gian các nhà đầu tư BOT được thu phí từ lúc hoàn thành việc thanh quyết toán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.