Hà Nội: Bài học từ đề xuất phá bỏ ba tòa nhà tái định cư
Bỏ ra gần trăm tỷ đồng để xây dựng nhà tái định cư nhưng do không tìm được tiếng nói chung giữa người dân và doanh nghiệp nên xảy ra tình trạng nhà xây xong đã lâu không có người đến ở.
Một sự lãng phí vô cùng lớn khi chính chủ đầu tư lại đề xuất với thành phố Hà Nội phương án phá bỏ toàn bộ dự án để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố.
Dù phương án gì được đưa ra lúc này cũng cho thấy một sự lãng phí vô cùng từ cách làm duy ý trí của doanh nghiệp, nhà quản lý đến chính quyền địa phương. Câu chuyện trên đang là một sự thật nhức nhối, bi hài ở ngay giữa Thủ đô khi người dân thu nhập thấp vẫn còn rất khó khăn về nhà ở. Lãng phí từ cách làm Từ năm 2004, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) được UBND thành phố Hà Nội cho phép làm chủ đầu tư xây dựng 3 tòa nhà tái định cư tại ô đất NO4 khu đô thị mới Sài Đồng, quận Long Biên (Hà Nội) với 150 căn hộ với mục đích tái định cư tại chỗ phục vụ dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm ngay trong khu đô thị này.Đến năm 2007, 3 tòa nhà trên cơ bản được xây dựng xong, đủ điều kiện để đón người dân đến ở.
Nhưng thật trớ trêu, do không tìm được tiếng nói chung giữa người dân bị giải phóng mặt bằng với HANCO3 nên không có một người dân nào nhận nhà chung cư tái định cư. Để từ đó đến nay, sau 10 năm, 3 tòa nhà phơi nắng phơi mưa, xuống cấp trông thấy, trong khi đó, dự án mở rộng tuyến phố Sài Đồng cũng không thể triển khai theo đúng quy hoạch. Từ bên ngoài có thể dễ dàng nhận thấy cửa bị khóa, các ban công bị hoen rỉ, bên cạnh những mảng tường bị bong tróc vữa.Ở phía chân móng, lối đi trước của các tòa nhà, cây cỏ mọc um tùm, cùng vật liệu gỗ thép, rác thải vứt ngổn ngang, tạo cảnh hoang phế xuống cấp. Duy chỉ có một tòa nhà, HANCO3 cho một đơn vị khác thuê làm cơ sở sản xuất nhôm kính, vật liệu xây dựng.
Do tòa nhà bị bỏ hoang 10 năm nên nhiều người dân quanh đó đã tận dụng những bãi đất trống để trồng rau, càng khiến cho khung cảnh tiêu điều. Trước thực trạng trên, mới đây "khổ chủ" là HANCO3 có văn bản đề nghị thành phố cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.Để xử lý vấn đề này, Thành ủy – UBND thành phố Hà Nội đã giao chủ đầu tư và các ngành chức năng đề xuất phương án đầu tư đối với 3 tòa nhà tái định cư tại khu đô thị Sài Đồng.
Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, sau khi kiểm tra hiện trường, liên ngành đã thống nhất yêu cầu chủ đầu tư giải trình cụ thể về tiến độ xây dựng tuyến đường 30m trong khu đô thị Sài Đồng và nhu cầu nhà tái định cư để bố trí tái định cư tại chỗ cho các hộ gia đình; đề xuất phương án bố trí tái định cư. Đồng thời đề nghị chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn lập 2 phương án kinh tế để có cơ sở đánh giá phương án xử lý, cụ thể là sửa chữa, cải tạo thành nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thành ủy – UBND thành phố; hai là phá dỡ xây dựng lại để xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng.Tuy nhiên, theo hạn chót là 30/9/2017, chủ đầu tư vẫn chưa có văn bản báo cáo gửi Sở Xây dựng để liên ngành xem xét, báo cáo thành phố.
Là công nhân hàng ngày làm công tác vệ sinh môi trường tại Khu đô thị mới Sài Đồng, chị Lương Thị Xuân Nghiêm cho rằng: Việc bỏ hoang 3 tòa nhà này hơn chục năm nay là một sự lãng phí rất lớn, càng ngày càng xuống cấp.Các cấp, các ngành cần có phương án xử lý phù hợp để sử dụng hiệu quả quỹ nhà, đặc biệt trong điệu kiện Hà Nội đang rất thiếu nhà ở xã hội phục vụ cho những người dân thu nhập thấp.
Cùng chung ý kiến như chị Lương Thị Xuân Nghiêm, ông Trần Văn Phát, cư dân sinh sống tại khu đô thị mới Sài Đồng ngay từ khi dự án mới được triển khai cho biết, mặc dù 3 tòa nhà này bỏ hoang đã lâu nhưng nếu đập bỏ là điều rất lãng phí. Hiện nay, mặc dù chưa có phương án chính thức cho sự việc hy hữu này, song một số chuyên gia xây dựng cho rằng, đây là một sự lãng phí vô cùng lớn, dù tiền của doanh nghiệp nhưng cũng là nguồn lực của Nhà nước. Hay lấy ví dụ tương tự về việc mới đây Hà Nội đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng 2 tòa nhà (A2, A3) thuộc Dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp sang làm nhà ở xã hội khi sinh viên “thờ ơ” không thuê cho thấy, đây không phải là vấn đề quá phức tạp nhưng là bài học nghiêm túc về tư duy và tầm nhìn cho các cơ quan quản lý khi xây dựng và hoạch định chiến lược phát triển nhà ở đô thị bảo đảm chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Cần có "kịch bản" hoàn chỉnh Hiện, Hà Nội đang trong quá trình tái thiết đô thị mạnh mẽ. Theo tính toán, thời gian tới, thành phố đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, trong đó cần bố trí tái định cư cho hơn 19.000 hộ.Qua con số trên cho thấy nhu cầu về quỹ nhà tái định cư khá lớn. Nhưng điều quan trọng ở đây là bố trí tái định cư cho người dân một cách hợp lý, tránh bị lãng phí nguồn lực đất đai và tài chính.
Bởi trên thực tế, không chỉ có câu chuyện ở công ty HANCO3 mà nhiều dự án tái định cư khác cũng rơi vào tình trạng không người ở.Đơn cử như: Khu tái định cư Hoàng Cầu (quận Đống Đa) với 4 tòa nhà cơ bản đã hoàn thiện song số người dân về ở còn khiêm tốn; chung cư tái định cư 20 tầng tại phố Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng) cũng do chủ đầu tư tự xây dựng phục vụ tái định cư tại chỗ, sau nhiều năm đắp chiếu và đến năm 2015 tái khởi động lại nhưng hiện vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Hay tại quận Bắc Từ Liêm, toàn bộ 3 khối nhà CT1 (A - B - C) của Khu tái định cư Thành phố giao lưu, bàn giao cho người dân từ năm 2014 nhưng đến nay số lượng người dân đến ở rất ít, trong đó cũng chỉ có khoảng 15% là dân tái định cư. Nguyên nhân căn cốt dẫn tới người dân chưa thật sự “mặn mà” với một số khu tái định cư là chất lượng nhà ở vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.Cùng với đó, việc bố trí không phù hợp với điều kiện sinh hoạt, làm việc của người dân bị thu hồi đất đang là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng ế - thừa ngay cả ở những vị trí đắc địa. Từ câu chuyện của HANCO3 đến thực trạng quản lý sử dụng tại một số khu nhà tái định cư cho thấy, thành phố Hà Nội cần phải có một "kịch bản" hoàn chỉnh về nhà ở tái định cư từ việc quy hoạch, phương thức tái định cư, nhu cầu thực tế, chất lượng công trình... để nhà tái định cư thật sự là nơi an cư lạc nghiệp cho những người dân bị thiệt thòi, phải “hi sinh” đất, nhà cho việc tái thiết Thủ đô./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Người dân sẽ được hưởng chất lượng và dịch vụ nhà tái định cư theo cơ chế nhà ở thương mại
09:14' - 10/10/2017
Hà Nội trong những năm gần đây thực hiện giải phóng mặt bằng ở mức độ cao, đi kèm là chính sách xây dựng nhà tái định cho các hộ có diện tích đất thu hồi.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Xây dựng yêu cầu quản lý chặt chất lượng nhà tái định cư trên toàn quốc
15:35' - 04/08/2017
Nhiều công trình nhà ở tái định cư mới đưa vào khai thác sử dụng đã xuất hiện tình trạng xuống cấp nhanh chóng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất lấp Hồ Thành Công xây nhà tái định cư: Băn khoăn tính khả thi
11:13' - 11/04/2017
Đề xuất mới đây về việc lấp 1 ha hồ Thành Công (Hà Nội) lấy đất xây dựng cải tạo khu tập thể Thành Công cũ nát đang nhận được nhiều ý kiến không đồng thuận.
-
Bất động sản
Tại sao chất lượng nhà tái định cư ở Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế
09:59' - 04/01/2017
Nhiều người dân không “mặn mà”, thậm chí bức xúc với nhà tái định cư khi cả cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cũng phải thừa nhận, chất lượng nhà tái định cư vẫn còn nhiều hạn chế.
-
Bất động sản
UBND TP. Hà Nội: Yêu cầu xử lý sai phạm về quản lý nhà tái định cư
20:27' - 07/03/2016
Báo cáo số 33/BC-HĐND cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 1.583 căn hộ tái định cư đã bàn giao cho người sử dụng nhưng chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền mua.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Đầu tư bất động sản kỳ vọng vào động lực mới từ cải cách thể chế
19:56'
Thị trường bất động sản được đánh giá là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
-
Bất động sản
Giải pháp nào giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị?
14:38'
Livehouse là loại hình bất động sản đa công năng, tích hợp 5 chức năng chính gồm: lưu trú, kinh doanh, làm việc, nghỉ dưỡng, giải trí với hệ thống hạ tầng và tiện ích được đầu tư đồng bộ.
-
Bất động sản
Cập nhật biến động, xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất chi tiết đến từng thửa
12:51'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh cần theo dõi, cập nhật kịp thời biến động giá đất trên thị trường, đồng thời từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất đến từng thửa đất.
-
Bất động sản
Bảng giá đất áp dụng cho năm 2026 sẽ có biến động lớn
11:56'
Thời gian tới, nhiều địa phương ban hành bảng giá đất mới với sự biến động lớn và mức giá được điều chỉnh khác nhau. Điều này sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản.
-
Bất động sản
Siết quản lý cho thuê chung cư ngắn hạn: Cơ hội cho người mua ở thực
15:41' - 02/07/2025
Siết chặt hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn không chỉ nhằm đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi của cư dân mà còn góp phần khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lưu trú.
-
Bất động sản
Sun Group ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp giữa lòng Thủ đô
15:21' - 02/07/2025
Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội).
-
Bất động sản
Nhật Bản: Thiếu hụt lao động kìm hãm ngành bất động sản đang bùng nổ
07:30' - 01/07/2025
Tình trạng thiếu hụt lao động đang đe dọa làm suy yếu ngành phát triển bất động sản đang bùng nổ của Nhật Bản.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
15:15' - 30/06/2025
Tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản và loạt dự án đang khởi động hứa hẹn một bức tranh tươi sáng vào nửa cuối năm, nhất là khi dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này cũng tăng mạnh.
-
Bất động sản
Sức bật cho bất động sản vào chu kỳ mới
09:44' - 29/06/2025
Việc cho thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp khoảng 900 dự án bất động sản trên cả nước được triển khai.