Hà Nội có nhiều kịch bản ứng phó với thời tiết bất thường
Dự báo năm 2017 sẽ có nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra, nhất là hiện tượng El Nino chỉ sau một thời kỳ tương đối ngắn đã chuyển sang trạng thái La Nina. Mùa mưa bão sẽ đến sớm, đặc biệt là tính bất thường gia tăng. Để chủ động ứng phó với thời tiết bất thường, Hà Nội đã xây dựng nhiều kịch bản để ứng phó.
Thiên tai khó lường
Ông Chu Phú Mỹ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, một số quận, huyện, xã, phường và đơn vị trên địa bàn thành phố vẫn còn tư tưởng chủ quan.
Việc xây dựng phương án phòng chống thiên tai, ứng phó với bão mạnh, siêu bão chưa cụ thể, chưa sát thực tế; chuẩn bị các điều kiện cho thực hiện phương án còn hình thức; chế độ thông tin, báo cáo chưa đầy đủ, kịp thời… - ông Mỹ dẫn chứng.
Theo dự báo của của Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ, thời tiết khí hậu năm 2017 sẽ phức tạp khó lường. Đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện El Nino chỉ sau một thời kỳ tương đối ngắn chuyển sang pha lạnh.
Do tác động của El Nino, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có khả năng ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, xuất hiện khoảng 7 – 10 cơn; trong đó có khoảng 3 – 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, thời gian ảnh hưởng tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
Bên cạnh đó, dự báo toàn mùa có khoảng 6 – 8 đợt nắng nóng, tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 5, 6 và tháng 7, các đợt nắng nóng có thể không quá gay gắt. Toàn mùa có từ 6 - 8 trận mưa từ to đến rất to. Tổng lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 vào khoảng 1.300 – 1.500 mm.
Về thủy văn, mùa lũ năm 2017 có khả năng đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Toàn mùa xuất hiện 2 – 3 đợt lũ lớn, đỉnh lũ nằm trên các sông phổ biến tương đương đỉnh lũ năm 2016.
Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật đê điều và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố diễn biến phức tạp. Toàn thành phố đã xảy ra 233 vụ vi phạm pháp luật về đê điều nhưng các cấp chính quyền mới xử lý được 16 vụ, hiện còn tồn đọng 217 vụ.Riêng ba tháng đầu năm nay, các quận, huyện, thị xã vẫn để phát sinh 58 vụ. Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm, đổ rác, phế thải, vật liệu rắn vào công trình thủy lợi ảnh hưởng đến công tác tưới tiêu ngày càng gia tăng.
Hệ thống sông Nhuệ từ Vành đai 4 đến Liên Mạc chưa được nạo vét nên khi mưa lớn không kịp tiêu úng cho nội thành và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng.
Đối với hệ thống thoát nước đô thị, Hà Nội hiện chỉ có lưu vực sông Tô Lịch được đầu tư xây dựng và cải tạo đồng bộ, còn 3 lưu vực khác là: Tả Nhuệ, Hà Đông, Long Biên chưa được đầu tư.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn khoảng 1.616 chung cư cũ, xây dựng đã lâu, xuống cấp rất dễ xảy ra sự cố. Ngoài ra, tại nhiều tuyến phố nội thành, Hà Nội còn nhiều cây xanh già cỗi, sâu mục, thối rễ có nguy cơ bị bật gốc cao, gãy đổ khi mưa to, gió lớn…
Nhiều kịch bản ứng phó
Để chủ động ứng phó với thiên tai khi sắp bước vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội lập kế hoạch triển khai phòng, chống thiên tai năm 2017.
Việc làm này nhằm bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn về người và tài sản. Đồng thời, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; khắc phục nhanh hậu quả và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ông Hà Đức Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Sở đang kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình để xây dựng phương án hộ đê,bảo đảm an toàn hồ đập; đồng thời, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác tu bổ, xử lý các hư hỏng đê điều, hồ đập, nạo vét kênh mương...
Thời gian tới, Sở sẽ tập trung thực hiện xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi…
Liên quan đến phòng chống úng ngập cho khu vực nội thành, ngành xây dựng Hà Nội đã hoàn thiện phương án phòng, chống úng ngập: Vận hành hiệu quả trạm bơm Yên Sở và hệ thống thủy lợi sông Nhuệ; tổ chức vận hành hệ thống thoát nước tại đập Thanh Liệt và kênh xả Yên Sở;
Bố trí các tổ bơm di động, tăng khả năng thoát nước cho khu vực trũng như: Thụy Khê, Phạm Văn Đồng, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt...; phòng, chống cây đổ, an toàn điện chiếu sáng công cộng, cung cấp nước sạch cho các vùng bị úng ngập.
Hiện Sở Xây dựng đang kiểm tra, rà soát, thống kê các khu nhà tập thể, nhà chung cư cao tầng đã xuống cấp; các khu nhà ngoài đê, sát bờ sông, vùng trũng thấp không bảo đảm an toàn, công trình đang xây dựng dở dang để lập phương án, triển khai việc phòng, chống đổ, sập nhà, công trình…
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã, đơn vị phải khắc phục ngay tư tưởng chủ quan, lơ là, kiên quyết xử lý các vi phạm pháp luật đê điều.
Địa phương nào để xảy ra nhiều vi phạm, không xử lý kiên quyết, kịp thời thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị khẩn trương tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo, điều hành phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai năm 2016 để xây dựng các phương án ứng phó phù hợp, sát thực tế - ông Sửu yêu cầu.
Các sở, ngành, đơn vị, địa phương cần ưu tiên nguồn lực, bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủlực lượng, vật tư, phương tiện, các điều kiện bảo đảm để thực hiện phương án PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”; tổchức tập huấn, hiệp đồng, thực hành triển khai các phương án xử lý sự cố do thiên tai gây ra ngay từ giờ đầu…
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố cũng nêu rõ nhiệm vụ, khi xảy ra úng ngập cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả trong việc vận hành tiêu úng, tranh thủ tiêu kiệt nước đệm trên các tuyến kênh tiêu; vận dụng linh hoạt trong việc tiêu úng ngập nội thành và ngoại thành, ưu tiên việc tạo điều kiện tiêu thoát nước nhanh nhất khu vực nội thành.
Khi có sự cố, phải khẩn trương khắc phục hậu quả theo phương án đã xây dựng như khắc phục hệ thống điện lưới, giải tỏa cây đổ trên các tuyến đường, tuyến phố, vệ sinh môi trường.
Điện, nước cũng cần được nhanh chóng cấp lại; khống chế dịch bệnh phát sinh và triển khai giúp đỡ những khu vực, những gia đình bị thiệt hại nặng, đặc biệt hộ chính sách, hộ neo đơn, khó khăn; nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu: Đã có kế hoạch chi tiết ứng phó
13:05' - 12/04/2017
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; quản lý và giám sát và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
-
Kinh tế Thế giới
G7 không ra được tuyên bố chung về biến đổi khí hậu
21:30' - 10/04/2017
Bộ trưởng năng lượng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã không đạt được thỏa thuận về một tuyên bố chung đối với vấn đề biến đổi khí hậu do sự dè dặt của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Khu vực Đông Nam Á cần chung tay chống lại tình trạng biến đổi khí hậu
14:43' - 04/04/2017
Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến cho các quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như cuộc sống của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu: Giải pháp gì cho Sản xuất nông nghiệp?
07:58' - 03/04/2017
Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ nói về những giải pháp trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Tìm hướng đi bền vững trước biến đổi khí hậu
16:42' - 02/04/2017
Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
-
Kinh tế & Xã hội
Sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu
13:59' - 02/04/2017
Tại Việt Nam, quy mô sản xuất cà phê còn nhỏ lẻ nên các nông hộ khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng để đầu tư thâm canh, tái canh và chuyển đổi giống mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cách chống nồm ẩm trong gia đình đơn giản, hiệu quả
12:36'
Với độ ẩm không khí lên tới 90%, nồm ẩm không chỉ gây ra những khó chịu trong sinh hoạt mà còn làm hỏng đồ đạc và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.
-
Đời sống
Mùa nồm ẩm: Làm thế nào để giữ nhà cửa khô thoáng?
10:47'
Mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam không chỉ gắn liền với không khí ấm áp, hoa đào khoe sắc mà còn là thời điểm mà nhiều gia đình phải đối mặt với một hiện tượng khí hậu đặc trưng - đó là nồm ẩm.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/2
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 18/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Pháo đài Đồng Đăng - chứng tích lịch sử
15:29' - 17/02/2025
Pháo đài Đồng Đăng thuộc điểm cao 339, khu Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), là dấu tích của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979 của quân và dân Xứ Lạng.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 3: Ngày xấu tháng 3/2025 cần biết để tránh
14:14' - 17/02/2025
Tháng 3 dương lịch năm 2025 có các ngày được đánh giá là Hắc đạo hoặc không phù hợp cho các công việc trọng đại.
-
Đời sống
Đội trưởng Mỹ “oanh tạc” phòng vé, bất chấp chê bai
13:25' - 17/02/2025
Dù nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ giới phê bình, "Captain America: Brave New World" vẫn chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé, với con số ấn tượng - 100 triệu USD.
-
Đời sống
Về làng chài Nhơn Hải "check in" mùa rêu xanh mướt
13:24' - 17/02/2025
Mùa rêu xanh cũng báo hiệu cho khởi đầu mùa cao điểm du lịch hè tại địa phương, dự báo lượng du khách sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 3/2025: Ngày đẹp trong tháng để tổ chức cưới hỏi
11:02' - 17/02/2025
Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, vì vậy chọn ngày tốt tháng 1 âm lịch, dương lịch sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho đôi uyên ương.
-
Đời sống
Hoa anh đào Atami khoe sắc giữa trời Đông Nhật Bản
09:17' - 17/02/2025
Nhật Bản vốn nổi tiếng với hàng trăm giống hoa anh đào khác nhau, trong đó hoa anh đào Atami (Atami Sakura) là một trong những loài hoa nở sớm và có màu sắc quyến rũ nhất.