Hàn Quốc ghi nhận kỷ lục xuất khẩu mì ăn liền
Số liệu chính thức của Hàn Quốc cho thấy xuất khẩu mì ăn liền của nước này trong nửa đầu năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay do sự phổ biến văn hóa “xứ sở Kim chi” và nhu cầu nấu ăn tại nhà trong thời đại dịch COVID-19 gia tăng.
Theo số liệu của ngành thực phẩm và Cục Hải quan Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền, hay mì ramyeon trong tiếng Hàn, đạt 383,4 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2022. Con số này tăng 19,9% so với mức cao kỷ lục 319,69 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu cũng cho thấy Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với mì ramyeon của Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay, với kim ngạch 91,91 triệu USD. Sau đó là Mỹ và Nhật Bản với kim ngạch lần lượt là 47,86 triệu USD và 30,32 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu mì ramyeon tăng do văn hóa xứ Hàn ngày càng phổ biến và nhu cầu thực phẩm có thể dễ dàng được chế biến tại nhà gia tăng trong giai đoạn nhà chức trách áp đặt các biện pháp hạn chế tụ tập để phòng dịch COVID-19.
Xuất khẩu mì ramyeon, vốn tăng kể từ năm 2015, đã tăng vọt kể từ khi đại dịch bùng phát. Trong nửa đầu năm 2020 khi đại dịch COVID-19 hoành hành, xuất khẩu mì ramyeon tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước./.
- Từ khóa :
- mì ăn liền
- mì hàn quốc
- hàn quốc
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2021 đạt gần 608 triệu USD
11:17' - 10/01/2022
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2021, Hàn Quốc xuất khẩu một lượng lớn mì ăn liền với tổng trị giá 607,9 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Đời sống
Ethylene Oxide phát hiện trong mì ăn liền là chất gì, tác hại thế nào?
17:00' - 29/08/2021
Việc tiêu thụ các sản phẩm nhiễm Ethylene Oxide tuy không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe nhưng có thể gây ung thư nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu mì ăn liền, kim chi của Hàn Quốc tăng mạnh
14:01' - 02/11/2020
Xuất khẩu mì ăn liền và các sản phẩm kim chi của Hàn Quốc đã tăng mạnh trong 9 tháng năm nay do nhu cầu tăng cao đối với các thực phẩm ăn liền trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
20:53' - 07/04/2025
Vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần.
-
Hàng hoá
Lo ngại suy thoái đẩy giá dầu tiếp tục lao dốc
17:53' - 07/04/2025
Dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm tinh chế được miễn trừ khỏi các mức thuế mới của ông Trump, nhưng các chính sách này có thể gây ra lạm phát.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu
11:23' - 07/04/2025
Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
21:18' - 06/04/2025
Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32' - 06/04/2025
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ
10:56' - 06/04/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ và cũng với đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trung bình trong năm nay
06:30' - 05/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu thô trung bình năm nay. Theo đó, giá dầu Brent giảm 5,5% xuống còn 69 USD/thùng và giá dầu WTI (dầu ngọt nhẹ Mỹ) giảm 4,3% xuống còn 66 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Thuế quan của Mỹ: Viễn cảnh iPhone giá 2.300 USD không còn xa
18:40' - 04/04/2025
Dựa trên dự báo từ Rosenblatt Securities, một chiếc iPhone cao cấp có thể có giá gần 2.300 USD nếu Apple chuyển các chi phí sang người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu
16:03' - 04/04/2025
Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay.