Hàng không giá rẻ Đông Nam Á chật vật vượt qua mùa dịch
Các hãng hàng không giá rẻ của khu vực Đông Nam Á, động lực tăng trưởng quan trọng cho các nhà sản xuất máy bay và các công ty cho thuê máy bay trong một thập kỷ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, đang phải đối mặt với những khó khăn về tài chính do nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sụt giảm mạnh. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu họ có nhu cầu thay mới hoặc mở rộng đội bay của họ hay không.
Các kiểm toán viên của hãng hàng không AirAsia (Malaysia) và Công ty cổ phần hàng không VietJet Aviation của Việt Nam đang lo ngại về vốn và các dòng tiền, trong khi hãng hàng không Lion Air của Indonesia đã lên kế hoạch kiềm chế “mua sắm”.
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các chủ ngân hàng và các công ty cho thuê máy bay đã lo lắng về khả năng xu hướng đặt hàng máy bay của các hãng hàng không Đông Nam Á, vốn vô cùng sôi động trong suốt một thập kỷ qua, sẽ chững lại.
Các hãng này, với chi nhánh ở nhiều quốc gia, đang có tổng cộng 938 máy bay theo đơn đặt hàng và cho thuê để bổ sung vào đội bay lên tới 476 máy bay hiện có.
Bởi vậy, các hãng hàng không giá rẻ với hoạt động mạnh ở trong nước chắc chắn sẽ phục hồi tốt sau đại dịch, mặc dù được hỗ trợ tài chính ít hơn so với các đối thủ là các hãng hàng không quốc gia.
Mô hình chi phí thấp của họ giúp giảm bớt những tổn thương do thiếu hụt tiền mặt và cho họ sự linh hoạt để hưởng lợi trước bất kỳ sự phục hồi nào.
Dù vậy, khi biên giới nhiều quốc gia còn phải đóng cửa và tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị kìm hãm, việc phải chi trả các phí tổn để vận hành và duy trì tất cả các máy bay hiện có đối với họ vẫn là một gánh nặng, và đây cũng là dấu hiệu đáng lo ngại cho các nhà sản xuất và cho thuê máy bay.
Tại Triển lãm hàng không Singapore Airshow vào tháng 2/2020, trước khi đại dịch COVID-19 lan rộng ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hãng chế tạo máy bay Boeing dự đoán rằng các hãng hàng không của khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.500 máy bay trong 20 năm tới, với Việt Nam sẽ đứng đầu danh sách xếp hạng tăng trưởng này.
Cùng với đó là những dự đoán về việc làm cho 182.000 người trong lĩnh vực hàng không thương mại, bao gồm phi công, phi hành đoàn trong cabin hoặc kỹ thuật viên.
Tuy nhiên, trừ các hãng hàng không vẫn đang duy trì được tình hình tài chính như trước khủng hoảng, đại dịch COVID-19 đã khiến hàng nghìn nhân viên ngành hàng không bị sa thải và hàng loạt máy bay không được bàn giao, khiến các nhà sản xuất và công ty cho thuê máy bay chịu thua lỗ nặng nề.
Công ty tư vấn IBA ước tính sẽ xảy ra tình trạng dư thừa tới 2.500 máy bay trên toàn cầu trong 20 tháng tới.
Các nhà cho thuê máy bay đang đề xuất cho khách hàng được thanh toán chậm đối với những chiếc máy bay đang không được hoạt động.
Dù vậy, một cuộc khủng hoảng tiền mặt có thể xuất hiện khi thời hạn hoãn thanh toán kết thúc./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Ryanair cắt giảm 20% chuyến bay ở châu Âu do lo ngại COVID-19
08:25' - 18/08/2020
Ryanair vẫn duy trì các đường bay từ Anh đến các nước châu Âu nhưng giảm tần suất chuyến bay do lượng hành khách đăng ký sụt giảm khi số ca mắc COVID-19 tại châu Âu đang gia tăng mạnh.
-
Doanh nghiệp
Nhiều hãng hàng không quốc tế nối lại chuyến bay tới Trung Quốc
08:05' - 01/07/2020
Các hãng hàng không quốc tế đang nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục khi nước này nới lỏng phong tỏa hàng không bởi dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không Lufthansa công bố kế hoạch nối lại các chuyến bay
08:55' - 30/06/2020
Hãng hàng không lớn nhất của Đức Lufthansa ngày 29/6 cho biết hãng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bay, đồng thời công bố lịch trình các chuyến bay cho đến cuối tháng 10/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.