Hàng Nhật chuyển hướng cạnh tranh tại thị trường Việt
Có lẽ vì vậy, các mặt hàng đến từ đất nước mặt trời mọc này cứ từng bước vào thị trường và đi vào lòng người tiêu dùng Việt. Bên cạnh sự xuất hiện tại các đại siêu thị, sự có mặt của hàng hóa Nhật tại các cửa hàng tiện lợi tuy nhỏ nhưng lại là bệ phóng để hàng Nhật lan tỏa đến từng ngõ ngách của thị trường.
*Từng bước theo lộ trình Việt Nam không còn như cách đây mấy chục năm chỉ biết làm sao ăn đủ no, mặc cũng chỉ cần để đủ ấm. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện cũng là lúc họ nghĩ đến ăn ngon và mặc đẹp. Và, hơn cả là sản phẩm nào phù hợp với thị hiếu, đảm bảo cho sức khỏe sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.Là một nước đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe bằng những sản phẩm thân thiện và an toàn, xu hướng lựa chọn hàng Nhật Bản đang được người tiêu dùng Việt ưu tiên hàng đầu. Hàng loạt siêu thị, cửa hàng tiện ích và cửa hàng bán hàng trực tuyến mở ra nhằm mở rộng thị phần và đáp ứng nhu cầu người dân đã nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt như: AEON, Ministop, Family Mart, Tokyo Deli, Gyu kaku, Oshaka Ohsho...
Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã sẵn sàng chi nhiều tiền cho thực phẩm an toàn, chất lượng cao. Chỉ tính riêng doanh số mặt hàng rau an toàn tại các siêu thị Nhật Bản đặt tại Việt Nam mỗi năm đã tăng hơn 200% và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hệ thống nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam cũng có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian ngắn. Không chỉ có thực phẩm mà hàng tiêu dùng, đặc biệt là mỹ phẩm Nhật Bản cũng đang được nhiều người Việt Nam yêu thích. Chị Trần Thị Quỳnh Trang, cư dân tại Parkhill chia sẻ, chị rất thích sử dụng các sản phẩm chăm sóc da của Nhật Bản vì chất lượng tốt và độ an toàn cao. Theo chị Trần Thị Quỳnh Trang, trước đây chị thường nhờ người thân xách tay từ Nhật về cho đảm bảo. Tuy nhiên, thời gian gần đây các sản phẩm này đã được bày bán ở các siêu thị Nhật Bản tại Việt Nam và được rất nhiều người tiêu dùng đón nhận. Nhận định về vấn đề này, đại diện Vụ thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, hai năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt còn biết đến hàng tiêu dùng Nhật Bản với 2 loại là hàng Nhật xuất khẩu và hàng Nhật nội địa. Sở dĩ hàng Nhật chiếm được sự tin dùng của người tiêu dùng thế giới; trong đó có Việt Nam bởi hàng hóa Nhật Bản luôn đặt yếu tố sức khỏe con người lên vị trí số 1. Chính vì vậy, hầu hết người tiêu dùng đều rất yên tâm đến chất lượng sản phẩm khi nhìn thấy dòng chữ “made in Japan”. Cũng theo Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương, có thể nói hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản lúc đầu chỉ đáp ứng một bộ phận nhỏ người tiêu dùng có mức thu nhập từ khá đến cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa Nhật Bản tiếp cận gần nhất đối với người tiêu dùng Việt, nhiều đơn vị nhập khẩu chính ngạch đã nhập thêm cả hàng hóa trung bình đến trung bình khá để phục vụ nhu cầu theo phân khúc khách hàng. Cũng bởi lẽ đó, hàng Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm được tỉ trọng nhất định trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng của người Việt bởi chất lượng, giá cả và sự hài lòng khi sử dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ như vậy là do điều kiện quan hệ kinh tế song phương của hai nước không ngừng phát triển nên hàng hóa Nhật Bản nhanh chóng chiếm được vị trí là một trong 5 nước có đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Nhưng đứng dưới góc độ kinh doanh, rất nhiều cửa hàng tiện ích kinh doanh hàng hóa của Nhật Bản đã bắt đầu cơ cấu ngành hàng cho hợp lý như hàng Nhật cao cấp chiếm 15%, hàng loại khá chiếm 35% và hàng hóa loại trung bình chiếm tới 50%. Đồng nghĩa với đó, hàng trăm mặt hàng tiêu dùng có xuất xứ Nhật Bản chỉ với giá vài chục ngàn như màng bọc thực phẩm, bông tai, thớt, rổ, đũa, khăn tắm, thảm lau chân, nước rửa bát, kem đánh răng. Ngoài ra, hàng loạt các siêu thị đồng giá hàng tiêu dùng Nhật Bản mọc lên như nấm nhưng vẫn tạo được sức hút tại thị trường Việt Nam. *Chuyển hướng để cạnh tranh Thống kê cho thấy, hiện nay Nhật Bản đang là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam với 3.725 dự án, trị giá khoảng 50,5 tỷ USD. Riêng đến đầu tháng 9/2018 đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn và Việt Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn của nhà đầu tư Nhật Bản tại khu vực chỉ sau Trung Quốc.Có thể nói với những bước đi chậm, chắc, hàng hóa Nhật Bản không chỉ chiếm được sự tin dùng của người dân Việt Nam mà còn có được sự tin dùng của nhiều quốc gia khác. Đây cũng chính là bài học dù nhà sản xuất có làm ra sản phẩm gì thì sản phẩm đó đều phục vụ con người. Con người đóng vai trò quan trọng, vì vậy đây có thể là bí quyết của sự thành công.
Bên cạnh những ông lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản cũng quan tâm đến thị trường 90 triệu dân Việt Nam nhưng lại có lối đi riêng là thực hiện qua đối tác. Đơn cử như, Quỹ đầu tư ACA Investments thuộc Tập đoàn Sumitomo đã rót vốn để nắm 20% cổ phần tại Công ty CP Bibo Mart. Ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Jetro chia sẻ: Với bản tính ăn chắc mặc bền, người Nhật sẽ cân nhắc từng khâu để đưa hàng vào Việt Nam. Trước mắt, các doanh nghiệp Nhật sẽ khảo sát xem cần bán sản phẩm gì và làm thế nào để thu hút được người Việt Nam dùng hàng Nhật. Hiện tại, số lượng cửa hàng tiện lợi của Nhật ở Việt Nam chưa đến 200 nhưng con số này sẽ tăng lên 500, thậm chí là 1.000 trong tương lai gần. Chỉ riêng Mini Stop đặt mục tiêu đạt 800 cửa hàng trong năm nay và tăng gấp đôi trong thời gian tới. Khi đó, lượng sản phẩm Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Theo nhiều doanh nghiệp Nhật, đây là kênh nắm bắt thị hiếu khách hàng tốt nhất. Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng thị trường Việt Nam đang phát triển và dễ chấp nhận sản phẩm mới. Do vậy, việc bán thử tại Việt Nam chính là cột mốc đánh dấu việc nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng thực phẩm chính thức từ Nhật sang Việt Nam. Qua đó sẽ phân tích được những khó khăn thực sự để tìm hướng giải quyết hợp lý nhất khi nhập khẩu đại trà. Ấp ủ việc mở rộng thêm chuỗi cửa hàng Family Mart để hỗ trợ phân phối hàng Nhật, ông Yamanouchi Hirohisa, Trưởng bộ phận sản phẩm, tiếp thị của chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart nhấn mạnh: Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn cửa hàng tiện lợi để giới thiệu hàng hóa tại Việt Nam.Bởi một cửa hàng tiện lợi tính trung bình phải 6 năm mới bắt đầu hoàn vốn nhưng đây là mô hình tốt để mở một cuộc đua đường dài và duy trì chất lượng hàng hóa vì người Nhật chỉ cạnh tranh bằng chất lượng.
Giới phân tích nhận định: Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối người tiêu dùng với sản phẩm, các doanh nghiệp từ Nhật Bản còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm chinh phục người tiêu dùng. Khảo sát gần đây cho thấy, xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm an toàn sẽ vẫn là xu hướng “hot” trong bức tranh tiêu dùng thực phẩm, đồ uống và nông sản trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Bởi có tới 62% người tiêu dùng cho biết họ rất lo ngại về các nguy cơ hàng hóa sử dụng chất cấm, nguyên liệu, quy trình sản xuất không hợp vệ sinh... Tại cuộc họp với Bộ Công Thương mới đây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, Việt Nam là nước có dân số trẻ với khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi và thu nhập ngày một cải thiện. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm và bán lẻ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Sự tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng hóa Nhật Bản cùng với xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng, ẩm thực của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng để biến cơ hội thành hiện thực, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng tới việc sản xuất ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như dễ dàng gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để làm được điều này doanh nghiệp Việt Nam cần hoạch định chiến lược để sản xuất ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt, để hàng hóa Việt được nằm trên kệ bán hàng của doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp Việt phải đảm bảo các tiêu chí an toàn chất lượng, phù hợp với đa tầng các đối tượng và thích hợp theo mùa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước./. Xem thêm:>>Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm
>>Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản 2017 đạt kỷ lục mới
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thị trường ngân hàng bán lẻ tăng thu nhập cho các ngân hàng
13:57' - 29/11/2018
Mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ đã đóng góp vào sự tăng thu nhập của các ngân hàng và tại một số ngân hàng, hoạt động này đóng góp hơn 40%.
-
Doanh nghiệp
Các nhà bán lẻ Anh kỳ vọng vào đợt mua sắm Black Friday
12:15' - 23/11/2018
Sau một năm kinh doanh “trì trệ”, các nhà bán lẻ Anh đang kỳ vọng rằng những chương trình khuyến mãi nhân ngày Black Friday sẽ thu hút người tiêu dùng mua sắm trở lại.
-
DN cần biết
Bán lẻ Việt Nam sẽ có chỗ đứng nếu có chiến lược phù hợp
18:58' - 17/11/2018
Việt Nam lọt vào danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn hàng đầu thế giới nên thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khai thác thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo lực hút nhà đầu tư ngoại vào thị trường bán lẻ Việt Nam
16:07' - 17/11/2018
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn qua việc tăng dần sức ảnh hưởng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư phát triển ngành bán lẻ.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại các quốc gia mới nổi
15:33' - 17/11/2018
Ngành bán lẻ toàn cầu có giá trị ước tính hơn 20.000 tỷ USD năm 2017 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 30.000 tỷ USD vào năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.