Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm
Chính vì vậy, hàng loạt siêu thị, cửa hàng tiện ích và shop online mở ra đã nhận được sự ủng hộ từ phía khách hàng.
Đây không chỉ là cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng nâng sức cạnh tranh.
Vài năm trở lại đây, hàng tiêu dùng Nhật Bản ngày càng len lỏi vào đời sống người tiêu dùng Việt và dần trở nên quen thuộc.Chính vì vậy, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng Nhật Bản như AEON, Ministop, Family Mart, Tokyo Deli, Gyu kaku, Oshaka Ohsho đã liên tiếp được mở ra nhằm mở rộng thị phần và đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo ông Kazuhiro Takahashi, Giám đốc phòng thực phẩm, nông lâm thủy sản của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là một trong những thị trường kinh doanh thực phẩm tiềm năng của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là mặt hàng thủy hải sản.Hơn nữa, các món ăn Nhật Bản cũng được người dân Việt Nam ưa thích và còn trở thành xu hướng của giới trẻ hiện nay.
Ông Katsuya Uchida, đại diện Công ty Kyokuyo cho biết, thị trường Việt Nam hiện đang chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty.Trong đó, cá hồi và cá ngừ là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Hy vọng tới đây Việt Nam sẽ là thị trường trọng tâm tại khu vực châu Á của các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản.
Chị Vũ Thị Hoài Thu, nhân viên bán hàng tại cửa hàng thực phẩm Nhật Bản thuộc Siêu thị AEON Mall Long Biên, chia sẻ: Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng chi nhiều tiền cho thực phẩm an toàn, chất lượng cao.Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ Nhật của công ty như thịt bò Kobe, trứng cá, lươn đang bán khá chạy.
Đặc biệt, khách hàng mua hàng tại đây đều có phản hồi tốt về hàng hóa Nhật Bản và tiếp tục đặt hàng.
Không chỉ có thực phẩm mà hàng tiêu dùng, nhất là mỹ phẩm Nhật Bản cũng đang được nhiều người Việt Nam ưa chuộng vì độ tin cậy vào sự an toàn của sản phẩm. Theo chị Trần Quỳnh Trang, cư dân tại P6 Park Hill cho hay: "Trước đây tôi thường xuyên nhờ người thân xách tay hàng tiêu dùng và mỹ phẩm từ Nhật về để sử dụng cho gia đình và bản thân.So với hàng hóa tại khu vực châu Á thì Nhật Bản là lựa chọn hàng đầu bởi tính cẩn thận kỹ lưỡng của người Nhật Bản đã áp dụng lên sản phẩm của họ."
Tại cuộc họp mới đây với Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết: Việt Nam là nước có dân số trẻ với khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi và thu nhập ngày một cải thiện.Đây là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm và bán lẻ.
Để thúc đẩy xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và kinh doanh thực phẩm của Nhật Bản còn có xu hướng Việt hóa một số tiêu chí của sản phẩm để phù hợp với thị hiếu và khẩu vị của người Việt. Không những thế, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp Nhật Bản còn tích cực tìm kiếm các đối tác có khả năng cung ứng nguyên, vật liệu ngay tại Việt Nam. Mới đây, hơn 80 doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp tại Đồng Nai đã tham gia hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp trong tỉnh nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển giữa hai bên và kêu gọi đầu tư, hợp tác phát triển. Đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang sản xuất, kinh doanh tại Đồng Nai cho biết, hầu hết họ đều phải nhập khẩu từ 60-90% nguyên liệu, linh kiện sản phẩm từ nước ngoài về phục vụ sản xuất.Vì vậy, các doanh nghiệp này mong muốn tìm được những đối tác, bạn hàng phù hợp tại thị trường Việt Nam, để cung ứng hàng hóa, sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh nhằm giảm tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và tăng tỉ lệ sản xuất nội địa.
Theo ông Lê Văn Lộc, Phó Giám Đốc Sở Công Thương Đồng Nai, Nhật Bản là quốc gia có số vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Đồng Nai với hơn 220 dự án, tổng số vốn đầu tư khoảng 3,95 tỷ USD.Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là ngành hàng điện tử, thiết bị kỹ thuật số, điện gia dụng…, với các doanh nghiệp lớn như Fujitsu, dây đồng Việt Nam CFT, Olympus, Mabuchi, Sumiden.
Là một trong những hệ thống siêu thị Nhật Bản lớn nhất có mặt tại Việt Nam, chính sách hàng hóa của Aeon tại thị trường Việt Nam là dành 80% cho hàng Việt, 20% còn lại là hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản và các quốc gia khác. Theo đại diện Aeon Việt Nam, sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp bán lẻ của Nhật là cơ hội rất tốt cho các sản phẩm uy tín của Việt Nam len lỏi vào hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ quy mô lớn. Các hệ thống phân phối, bán lẻ của Nhật Bản không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước mà còn tạo điều kiện để sản phẩm Việt Nam vươn mình ra thị trường Nhật Bản và khẳng định thương hiệu ở các nước khác. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào các hệ thống phân phối, bán lẻ của Nhật Bản, hàng hóa cần phải có chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng theo đúng quy định của pháp luật cũng như những tiêu chuẩn chất lượng của từng siêu thị. Theo các chuyên gia, sự ưa chuộng sản phẩm Nhật Bản của người tiêu dùng Nhật Bản đang mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt hoàn thiện chính mình để tăng sức cạnh tranh. Cùng đó, các doanh nghiệp Việt Nam hoạch định chiến lược để sản xuất ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, để hàng hóa Việt được nằm trên kệ bán hàng của doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp Việt phải đảm bảo các tiêu chí an toàn chất lượng, phù hợp với đa tầng các đối tượng và thích hợp theo mùa. Theo dự báo của Bộ Công Thương, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng 15%.Do vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống phân phối và doanh nghiệp cung ứng.
Mặt khác, Bộ sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia trưng bày sản phẩm nước ngoài kết hợp đào tạo, tập huấn quản lý chất lượng, tiếp cận hệ thống phân phối; xây dựng năng lực các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí hệ thống phân phối; thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại Việt Nam; vận động hệ thống phân phối nước ngoài cam kết thu mua, xuất khẩu trực tiếp hàng hóa Việt Nam. Hiện Bộ Công Thương đã tiếp cận một số hệ thống phân phối đang có mặt tại Việt Nam như Aeon, Wallmart, Lotte, Auchan… và một số hệ thống phân phối nước ngoài chưa có tại thị trường Việt Nam như Co.op Italia, Bonat Italia, Central Group, Ocean Pháp, Metro của Đức… để đẩy mạnh phân phối trực tiếp sản phẩm Việt Nam vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những hỗ trợ từ phía Nhà nước, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hóa và giá cả hợp lý để nâng sức cạnh tranh.Ngoài ra, cần liên kết giữa các hiệp hội để tạo những nhóm cung ứng sản phẩm số lượng lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ tiếp cận thị trường.
Người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm nên thay vì việc cạnh tranh về giá, doanh nghiệp nên cải thiện chất lượng để phát triển bền vững./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nhà bán lẻ đẩy mạnh nội địa hóa, xây dựng thương hiệu hàng Việt
15:52' - 16/11/2017
Tổng giá trị mà LOTTE Mart Hàn Quốc đã nhập khẩu hàng Việt Nam trong năm 2016 là 1.300 tỷ đồng, LOTTE Mart Indonesia và một số nước khác nhập khẩu tầm khoảng 100 tỷ đồng.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ tiềm ẩn của xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ (Phần 1)
05:30' - 14/11/2017
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (Economist Intelligent Unit - EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist (Anh) vừa đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu năm 2018 và một số năm sau đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân đối cung cầu để bình ổn thị trường dịp cuối năm
21:03' - 10/11/2017
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá để có phương án hoặc đề xuất biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường hàng tiêu dùng xa xỉ trên thế giới hồi phục
11:52' - 30/10/2017
Theo Công ty Bain & Company, sau 1 năm trì trệ, thị trường hàng tiêu dùng xa xỉ trên thế giới đã hồi phục và dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
"Bất bình đẳng" chất lượng hàng tiêu dùng tại châu Âu lại "nóng" lên
10:24' - 28/09/2017
Thực tế cho thấy cùng một chủng loại hàng hóa, cùng một mức giá, các hàng hóa tại thị trường Tây Âu có chất lượng cao hơn hẳn các "bạn" ở Đông Âu.
-
Hàng hoá
Sức mua hàng tiêu dùng nhanh kỳ vọng tăng trưởng cao
11:49' - 14/08/2017
Theo dự báo của các chuyên gia thương mại, thị trường hàng tiêu dùng nhanh được kỳ vọng đạt kết quả cao hơn vào cuối năm 2017 với sức mua được đánh giá là tăng cao cả khu vực thành thị lẫn nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11
07:57'
Trong phiên 27/11, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 2 xu Mỹ lên 72,83 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 5 xu xuống 68,72 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu phục hồi sau thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông
16:12' - 27/11/2024
Phiên 27/11, gá dầu tăng nhẹ tại châu Á, khi thị trường đang đánh giá tác động của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, cũng như cuộc họp sắp tới của OPEC+.
-
Hàng hoá
Nhiều thương hiệu giảm giá lớn dịp Black Friday nhưng lượng mua vẫn chưa nhiều
14:33' - 27/11/2024
Chỉ vài ngày nữa là đến ngày 29/11 ngày “thứ Sáu đen tối” (Black Friday) - Ngày mà người tiêu dùng chờ đợi nhất trong năm khi các thương hiệu thời trang đua nhau khuyến mãi để kích cầu mua sắm.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11
10:13' - 27/11/2024
Tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng được dự báo đảo chiều tăng từ 1,3 - 1,7% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tiếp tục lên đỉnh do lo ngại nguồn cung từ Brazil
08:38' - 27/11/2024
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm
08:22' - 27/11/2024
Trong phiên giao dịch 26/11, giá dầu thế giới tiếp tục nối dài đà giảm của phiên trước, sau khi Israel đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với phong trào Hezbollah.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58' - 26/11/2024
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07' - 26/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.