Hệ lụy của khủng hoảng năng lượng ở châu Âu

16:23' - 26/08/2022
BNEWS Theo chuyên gia Riccardo Puglisi, việc tăng giá năng lượng đang có tác động phức tạp đến các nền kinh tế. Giá năng lượng toàn cầu đã tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn đối với sản lượng kinh tế của châu lục này, nhà kinh tế hàng đầu của Italy, Riccardo Puglisi tại Khoa Khoa học Chính trị thuộc Đại học Pavia, cho biết. Tuy nhiên, về lâu dài điều này có thể giúp tạo ra sự thay đổi lâu dài trong cách tiêu dùng.

 

Theo chuyên gia Riccardo Puglisi, việc tăng giá năng lượng đang có tác động phức tạp đến các nền kinh tế. Giá năng lượng toàn cầu đã tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Điều này đã ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ ở châu Âu, nơi một số nền kinh tế chủ chốt bao gồm Italy và Đức, trước đây phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt của Nga.

Giá khí đốt tự nhiên Hà Lan giao kỳ hạn trong tuần này đã vượt 270 euro (270 USD)/MWh. Con số này tăng vọt so với mức thấp nhất là 4 euro/MWh vào tháng 5/2020, sau khi nhu cầu chậm lại do bắt đầu đại dịch COVID-19 và 72 euro vào tháng 2/2022, ngay trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine.

Giá điện giao kỳ hạn của Đức là 665 euro/MWh vào đầu tuần này, so với mức khoảng 140 euro trước khi xảy ra xung đột Ukraine.

Chuyên gia Puglisi cho biết thách thức ngắn hạn lớn nhất đối với các nền kinh tế châu Âu là có đủ năng lượng cho mùa Đông sắp tới trong bối cảnh nguồn cung khí đốt gặp nhiều thách thức.

Vào tháng 6/2022, Nghị viện châu Âu đã thông qua kế hoạch tái dự trữ cung cấp năng lượng trước khi thời tiết lạnh giá đến. Kế hoạch này kêu gọi lượng dự trữ phải được đổ đầy ít nhất 80% vào ngày 1/11, nhưng một số quốc gia đang phải chật vật để mua đủ nhiên liệu.

Tuy nhiên, đến thời điểm mùa đông 2023-2024 châu Âu sẽ điều chỉnh các chính sách cung cấp nhiên liệu của mình để vượt qua mà không gặp bất kỳ vấn đề lớn nào, chuyên gia Puglisi cho biết./.

>>>Ý tưởng đưa khí đốt tự nhiên của Canada đến châu Âu đang "nguội" dần

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục