Hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ then chốt, cấp bách và dài hạn của ngành xây dựng
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định, ngành xây dựng đã vượt 7/8 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó, có nhiệm vụ quan trọng là duy trì tốc độ tăng trưởng, hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao; cơ bản hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia về nhà ở; sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng được cải thiện... Ngành xây dựng chủ động tập trung vào những nhiệm vụ dài hạn, tháo gỡ kịp thời và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Điểm sáng của ngành xây dựng thời gian qua chính là hoàn thiện thể chế. Đây luôn được xem là nhiệm vụ then chốt, cấp bách và dài hạn. Điều này thể hiện qua khối lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền rất lớn, phục vụ sát nhu cầu của thực tiễn.
Việc Luật Kiến trúc được thông qua đã thể hiện nỗ lực lớn của Bộ Xây dựng trong quá trình tham gia bởi đây là luật chuyên ngành nhưng lại có mối quan hệ với rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, được cả người dân, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước quan tâm – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà dẫn chứng.
Cùng đó, dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014 đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà phân tích, những thay đổi sẽ theo hướng "trả lại" cơ quan nhà nước những gì thuộc thẩm quyền quản lý, "trả lại" doanh nghiệp những phần việc của doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước chỉ thực hiện thẩm quyền theo đúng chức năng, không "lấn sân" sang việc thẩm định kỹ thuật liên quan đến trách nhiệm của chủ đầu tư hay đơn vị tư vấn.
Bên cạnh đó, tích hợp khâu cấp phép và thiết kế cũng sẽ giúp giảm thiểu thủ tục, thời gian, quy trình thực hiện. Thời gian giảm trung bình khoảng từ 20- 30 ngày. Đây là tín hiệu tốt để tiến tới nghiên cứu cơ quan quản lý nhà nước chỉ cấp phép hoặc chỉ làm thẩm định nhằm minh bạch hoạt động xây dựng. Như vậy, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện thông qua việc phân cấp, phân quyền. Đây là vấn đề lớn trong hoạt động xây dựng – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định.
Liên quan đến vấn đề đô thị, Cục trưởng Cục phát triển đô thị Nguyễn Tường Văn chia sẻ, hiện tốc độ đô thị hoá nhanh nhưng chất lượng còn thấp, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập úng... vẫn là những bất cập còn tồn tại nhiều năm chưa được giải quyết. Trong khi đó, các công cụ hữu hiệu quản lý phát triển đô thị lại mỏng và yếu. Điều này thể hiện quyết tâm của chính quyền nhưng vẫn có nơi, có lúc còn chạy theo phong trào, nặng về thành tích mà chưa thực sự thực chất, đảm bảo chất lượng.
Sau khi có Chiến lược phát triển đô thị, Cục Phát triển đô thị được giao phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện; triển khai lập quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn trong thời gian 18 tháng. Đây là phần việc khó bởi Luật quy hoạch mới ban hành và triển khai lần đầu nên sẽ có nhiều lúng túng.
Dự kiến, năm 2020, Bộ Xây dựng sẽ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội rà soát chất lượng đô thị của các đô thị sát nhập để có lộ trình đánh giá, đầu tư cho phù hợp - ông Nguyễn Tường Văn cho hay.
Về lĩnh vực bất động sản, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Nguyễn Trọng Ninh cho biết, hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản liên quan đến nhiều hệ thống văn bản như: đất đai, đấu thầu... Vì thế, dự án phải trải qua nhiều quy trình nên nếu "tắc" 1 bước thì sẽ bị chậm ngay.
Khó khăn nhất hiện nay là vướng mắc về trình tự chấp thuận thủ tục đầu tư dự án. Điều này các doanh nghiệp và hiệp hội đã phản ảnh nhiều trong suốt thời gian qua. Hiện Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành đang xem xét sửa đổi, điều chỉnh hệ thống Luật, văn bản quy phạm pháp luật để tránh chồng chéo, trùng lặp, gỡ khó nhằm triển khai nhanh các dự án theo tiến độ.
Thời gian qua, một số vấn đề của ngành được người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý và dư luận đặc biệt quan tâm như: quy hoạch phát triển đô thị; phát triển nhà ở mà điển hình là nhà cho người thu nhập thấp, cải tạo chung cư cũ; thị trường bất động sản với tính pháp lý của loại hình mới như condotel...
Tại hội nghị, ngành xây dựng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, bất cập và tiếp thu ý kiến đóng góp từ các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp... để hoàn thành tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2020./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Cấp phép xây dựng dẫn đầu trong 10 chỉ số môi trường kinh doanh
09:18' - 27/12/2019
Cải cách hành chính vẫn là một trong những kết quả nổi bật của ngành xây dựng năm 2019.
-
Bất động sản
Nhiều ý kiến xung quanh tính pháp lý về condotel
16:54' - 17/12/2019
Trong 2 năm trở lại đây, dư luận tiếp tục tranh cãi về condotel. Bộ Xây dựng đã khẳng định đây không phải là nhà ở, condotel là tên gọi của nước ngoài, pháp luật Việt Nam không sử dụng từ ngữ này.
-
Bất động sản
Phân định cụ thể tầng tum, tầng lửng cho các công trình xây dựng
16:03' - 11/12/2019
Phân định cụ thể tầng tum, tầng lửng cho các công trình xây dựng sẽ tránh tình trạng lợi dụng “kẽ hở” để chuyển đổi, “nhập nhằng” mục đích sử dụng các hạng mục này gây khiếu kiện.
-
Bất động sản
Nhà ở công nhân - thực tế chưa như mong đợi
07:45' - 02/12/2019
Cả nước đã hoàn thành khoảng 100 dự án nhà công nhân, quy mô xây dựng khoảng 41.000 căn, đủ để bố trí cho khoảng 330.000 người lao động. Con số này hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 28% so với nhu cầu.
-
Bất động sản
Lần đầu công bố thông tin thị trường bất động sản định kỳ theo quý
11:46' - 28/11/2019
Ngày 28/11, Bộ Xây dựng công bố thông tin về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý III năm 2019. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng công bố thông tin định kỳ theo quý về thị trường này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa tạo sinh kế cho người dân
15:03'
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã giải ngân kịp thời nguồn vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xu hướng phát triển mô hình khu công nghiệp xanh đang rõ nét
14:42'
Hiện nay, xu hướng phát triển bền vững hay công nghiệp xanh đang ngày càng trở nên rõ nét.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là điểm đến hứa hẹn của các công ty lớn trên thế giới
13:23'
Việt Nam được cho có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát một số dự án tại Đà Nẵng
13:12'
Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát Khu đô thị đại học FPT; thăm, khảo sát Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ UAC và khu công viên phần mềm số 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà đầu tư quan tâm tới các dự án trọng điểm của Đà Nẵng
13:11'
Tại diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022 được tổ chức ngày 25/6 vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2026, định hướng đến 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Sóc Trăng áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp
13:03'
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trên tất cả mọi lĩnh vực, nông nghiệp hay kinh tế nông nghiệp cũng không đứng ngoài xu hướng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Dự trữ Nhà nước triển khai kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia
12:37'
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có văn bản gửi các Cục Dự trữ nhà nước khu vực yêu cầu triển khai kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín dụng tăng kỷ lục, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn
11:04'
Trong 6 tháng đầu năm 2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 9,3% so với cuối năm 2021. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM khẩn trương triển khai thu phí không dừng
21:55' - 25/06/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng đối với các trạm thu phí trên địa bàn.