Hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Vĩnh Phúc nhộn nhịp trở lại

09:56' - 21/10/2021
BNEWS Sau thời gian dài “cửa đóng, then cài”, giờ đây hoạt động mua bán, kinh doanh các tuyến đường, tuyến phố, nhất là ở đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại.

Trên trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, Mê Linh, các đường và hẻm khu vực quanh Đầm Vạc... thành phố Vĩnh Yên nhiều hàng, quán kinh doanh đồng loạt mở cửa trở lại.

Xung quanh khu vực siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên có các trục đường lớn như: Đường Mê Linh, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự… từ khi nới lỏng, đặc biệt là khi tỉnh có quyết định về việc quy định tạm thời một số biện pháp phòng, chống dịch để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” các cơ sở kinh doanh đã sớm ổn định buôn bán kinh doanh.

Tại đây, chủ cửa hàng phải thuê mướn mặt bằng, nhân công nên chi phí cao, nhưng công việc kinh doanh của họ ngày thuận lợi hơn là khách đến ngày càng tăng, đã bắt đầu kinh doanh có lời lãi. Để kinh doanh ổn định và an toàn, các chủ cơ sở kinh doanh vẫn chủ động yêu cầu khách thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế” hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp; trong đó, có nới lỏng một số hoạt động, một số lĩnh vực. Với mục đích “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở cấp độ 2 trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong số đó, có một số quy định cơ bản như: không tập trung quá 50 người tại khu vực công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và khi thực hiện các hoạt động thể thao ngoài trời.

Cùng đó, yêu cầu thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K trong việc phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và một số điều kiện hạn chế.

Đợt dịch COVID-19 tái bùng phát từ đầu tháng 5/2021 đến nay khiến hoạt động buôn bán, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ ở các đô thị trên địa bàn Vĩnh Phúc đều suy giảm rất mạnh.

Anh Hoàng là một người kinh doanh buôn bán lâu năm trên đường Tôn Đức Thắng cho biết, thông thường một cửa hàng tạp hóa, quán ăn có mặt bằng rộng từ 80 - 150 m2 sẽ phải trả tiền thuê trên dưới 10 triệu đồng/tháng và rộng từ 200 - 300 m2, số tiền thuê phổ biến từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Mỗi cơ sở kinh doanh quy mô vừa phải thường sử dụng 5 đến 7 nhân viên và với 5 triệu đồng/người/tháng. Riêng chỉ tính tiền thuê mướn bặt bằng và nhân viên, bình quân mỗi nhà hàng phải chi tới 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Với các khoản chi phí cơ bản nêu trên, nhiều trường hợp chủ nhà hàng phải đi thuê mướn mặt bàng mà hoạt động kinh doanh không có lãi có thể rơi vào cảnh khó khăn.

Gia đình anh H, người dân ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam lên thành phố Vĩnh Yên mở một quán bán hàng ăn trên đường Tôn Đức Thắng. Trong năm 2021, quán của anh H, có tới gần 5 tháng phải đóng cửa do dịch COVID-19. Gia đình anh H. đã có vài lần bàn bạc để quyết định trả lại hoặc sang nhượng lại.

Thành phố Vĩnh Yên trong đợt dịch năm 2021 có từ 70 - 90% hộ có cửa hàng phải đóng cửa quán, hoặc buôn bán cầm chừng./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục