Hội nghị COP28 đối mặt nhiều áp lực
Tạp chí La Tribune (Pháp) cho biết nhiệm vụ khó khăn của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) là đánh giá các nỗ lực đã đạt được kể từ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị xác định theo đuổi mục tiêu lịch sử là giảm lượng khí thải CO2. Tuy vậy, bên cạnh mục tiêu này cũng có một số chủ đề rất đáng quan tâm khác, như chấm dứt hoạt động khai thác mới dầu mỏ, giảm dần và tiến tới dừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng cường nỗ lực tài chính, cũng như bồi đắp các quỹ tài chính hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương nhất...Trước thềm COP28, bà Lola Vallejo, Giám đốc chương trình khí hậu tại Viện Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDDRI) có trụ sở ở Paris, nhận định: “Khoảng cách giữa việc thực thi và cam kết của các nhà lãnh đạo chính trị phương Tây về khí hậu vẫn còn đó. Điều này thật đáng lo ngại bởi COP28 là nơi phải đánh giá lại những tiến bộ đã đạt được kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015”.Về phần mình, ông Sébastien Treyer, Tổng Giám đốc IDDRI và là một chuyên gia về đàm phán COP, cho rằng trong bối cảng xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, chủ nghĩa đa phương một lần nữa đã bị suy yếu. Tuy nhiên, ông Treyer kỳ vọng rằng điều này sẽ không ngăn cản COP28 đạt được một thỏa thuận tốt.Theo đánh giá của giới quan sát, thách thức đối với COP28 là rất đáng kể, bởi đã đến lúc thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Được mô tả là thỏa thuận “lịch sử”, thỏa thuận Paris lần đầu tiên đã thiết lập được một mục tiêu mang tính ràng buộc cho thế giới là hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu vượt mức 1,5°C so với mức nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp.Trong hai năm qua, thế giới đã chứng kiến một quá trình phi thường, với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia miệt mài thực hiện các đánh giá, phân tích nhằm đem lại những báo các khách quan và đặc biệt quan trọng phục vụ cho tương lai. Các nhóm công tác này đã đưa ra một báo cáo tóm tắt kỹ thuật làm cơ sở làm việc cho các nhà đàm phán tại các COP tiếp theo.Để giúp thế giới không vượt quá giới hạn khí hậu, các COP đã xác định hai định hướng chính cần các chính phủ thực hiện. Chúng bao gồm giảm thiểu lượng khí thải CO2 và thích ứng với biến đổi khí hậu, vốn đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Điều này đã được quan sát thấy qua thảm họa thiên nhiên mạnh hơn và thường xuyên hơn, như lũ lụt, giông bão, hạn hán....Khía cạnh giảm thiểu khí thải đang đi đúng hướng, với sự đồng thuận về nhu cầu chuyển đổi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là năng lượng, thông qua việc triển khai rộng rãi các nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Đáng chú ý, trong những năm gần đây, thế giới đã đạt được một số thành công nhất định trong cuộc chiến chống chặt phá rừng và giảm lượng khí thải ngoài CO2.Tuy nhiên, báo cáo kỹ thuật được đưa ra trước COP28 nhấn mạnh rằng hầu hết các nỗ lực thích ứng đến nay đều cho thấy sự rời rạc, tuần tự, theo lĩnh vực và phân bổ không đồng đều giữa các khu vực. Chắc chắn rằng các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ gây áp lực ở khía cạnh này tại COP28.Một vấn đề lớn và áp lực khác được đặt ra cho COP28 là sau khi các nước tham dự COP26 ở Glasgow (Anh) nhất trí cam kết chấm dứt sử dụng than, liệu các nước có tiếp tục đạt được sự thống nhất về việc chấm dứt sử dụng dầu mỏ, một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.Tại COP28, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có thể sẽ nhắc lại rằng quỹ đạo năng lượng hiện tại không đủ để tôn trọng Thỏa thuận Paris. Các nước giàu và công nghiệp hóa, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hóa thạch, hiện không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào ủng hộ việc cần phải giảm sử dụng năng lượng hóa thạch nhanh chóng hơn.Theo Tổng Giám đốc IDDRI Treyer, Chủ tịch COP28 Sultan Al-jaber sẽ là người sẽ phải chịu rất nhiều áp lực. Ông Al-jaer cũng chính là Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn dầu khí quốc gia Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Với việc UAE đăng cai COP28 và CEO của một tập đoàn dầu khí khổng lồ là chủ tịch, nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng thực sự các “ông lớn” của lĩnh vực dầu mỏ thế giới có coi mình là một phần của giải pháp khí hậu?Trên thực tế, cho đến nay, ông Sultan Al-jaber vẫn ủng hộ quan điểm giảm sản lượng khai thác và sử dụng dầu mỏ trên toàn cầu. Nhưng ông lý giải việc thay thế phải được thực hiện dần từng bước, vì nếu cắt giảm quá mạnh có nguy cơ dẫn đến tình trạng “hỗn loạn kinh tế” cho thế giới. Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bảo vệ chủ trương loại bỏ nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy (không thu giữ CO2), với mức tiêu thụ toàn cầu dự kiến sẽ đạt đỉnh trong thập kỷ này.Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới mới nhất của IEA, để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris, thế giới cần phải giảm 25% việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 và 95% vào năm 2050. Tổ chức này cũng khuyến nghị tăng khả năng thực tế của năng lượng tái tạo lên gấp ba lần và giảm 75% lượng khí thải metan từ nhiên liệu hóa thạch.Một chủ đề lớn khác cũng thúc đẩy các cuộc đàm phán trước COP28, đó là công nghệ thu hồi carbon, vốn rất được các công ty dầu mỏ ủng hộ rộng rãi, để giảm mức độ phát thải. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ (NGO) về môi trường đã kịch liệt phản đối quan điểm này, cho rằng đó chính là “cái cớ để kéo dài thời gian và là cách tăng tài sản dầu mỏ đến cùng”. Trên thực tế, thời gian gần đây vẫn có nhiều dự án khai thác dầu mới được triển khai, thậm chí với vốn đầu tư hàng chục tỷ USD. Về chủ đề này, quan điểm của EU khuyến nghị rằng công nghệ thu hồi carbon chỉ nên dành riêng cho những lĩnh vực khó loại bỏ nhanh chóng và cùng một lúc.Nguồn tài chính tiếp tục chiếm một vị trí hàng đầu trong các chủ đề liên quan đến chống biến đổi khí hậu. Quá trình chuyển đổi sinh thái của toàn xã hội luôn đòi hỏi một khoản tiền khổng lồ, có thể tính bằng vài nghìn tỷ USD. Ông Jean-Pisani Ferry, một chuyên gia kinh tế Pháp, cho biết chỉ riêng ở Pháp, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ khiến chính phủ nước này tiêu tốn khoảng 66 tỷ euro mỗi năm cho đến năm 2030, trong đó 33 tỷ euro được lấy từ ngân sách nhà nước.Mặc dù không quyết định về ngân sách của các quốc gia, nhưng các COP hoàn toàn có thể đặt ra các mục tiêu cần đạt được, theo cách thức ràng buộc hoặc không ràng buộc. Một trong những mục tiêu như vậy liên quan đến nguồn hỗ trợ tự nguyện giúp các quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu có thể nâng cao khả năng thích ứng.Tại COP Copenhagen năm 2009, các nước giàu đã cam kết dành 100 tỷ euro tài chính công và tư nhân mỗi năm, kể từ năm 2020, để hỗ trợ các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nơi tính toán gói hỗ trợ này, các nước giàu “có thể” đã thực hiện cam kết vào năm 2022, muộn hai năm so với kế hoạch và điều này đã làm tổn hại lâu dài đến niềm tin trong các cuộc đàm phán về khí hậu quốc tế.Theo chuyên gia Lola Vallejo của IDDRI, “có thể mong đợi sự tiến bộ về chủ đề này tại COP28, bởi đã có những dấu hiệu thiện chí từ phía các nước phát triển”. Hơn nữa, vấn đề này sẽ nằm trong ưu tiên của Chủ tịch COP28, người đang nỗ lực huy động mạng lưới tài chính cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nhiều nhân tố trong lĩnh vực tài chính tư nhân, cũng như các ngân hàng phát triển công và các mạng lưới thành phố lớn, đang làm việc hiệu quả hơn trong lĩnh vực tài chính khí hậu. Nếu trợ cấp công là thực sự cần thiết thì các khoản vay bằng tiền được đảm bảo bởi các nước giàu với lãi suất thấp cũng là một phần của giải pháp.“Công bằng khí hậu” là một mặt khác của chủ đề tài chính khí hậu tại COP28, có liên quan đến vấn đề mất mát và thiệt hại không thể khắc phục được mà các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa khí hậu phải gánh chịu. Ví dụ, diện tích lãnh thổ quốc đảo Tuvalu ở Thái Bình Dương mỗi năm lại biến mất ít nhiều do mực nước biển dâng. Trong hoàn cảnh như vậy, Australia đã đồng ý cấp quy chế tị nạn khí hậu cho 11.000 công dân quốc đảo này.Sau các cuộc đàm phán khó khăn tại COP27, các nước Nam toàn cầu đã thành lập một quỹ chuyên tài trợ cho những thiệt hại như vậy. Triển khai phương tiện tài chính song song với việc nhanh chóng lấy đóng góp mới từ các nước giàu để bổ sung cho quỹ cũng là một trong những mục tiêu chính của COP28. Đối với các nước nghèo, việc duy trì ngân quỹ này thực sự liên quan đến công bằng khí hậu. Nếu một thỏa thuận trước đã xác định thể thức vận hành của quỹ, thì COP28 phải “khắc vào đá” mọi điều khoản liên quan. Chuyên gia Lola Vallejo nhấn mạnh: “Những quốc gia nào sẽ phải trả tiền? Những nước nào sẽ được hưởng? Chắc chắn hai câu hỏi rất quan trọng này sẽ gây ra tranh luận tại COP28”./.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30'
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30'
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.