Hong Kong (Trung Quốc) lên kế hoạch phát triển thành đầu mối tài chính xanh của khu vực
Mới đây người đứng đầu Cục tài chính Hong Kong (Trung Quốc) Trần Mậu Ba cho biết, Khu hành chính đặc biệt này sẽ phát hành 175,5 tỷ HKD (22,5 tỷ USD) trái phiếu xanh trong 5 năm tới, đồng thời đang đánh giá khả năng đưa Hong Kong trở thành trung tâm giao dịch carbon của khu vực, nhằm xây dựng thị trường carbon thống nhất của khu vực Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macau (Vùng vịnh lớn).
Những năm gần đây, các vấn đề liên quan như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… nhận được sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Trong đó, phát triển nền kinh tế ít carbon đã trở thành nhận thức chung trên toàn cầu, thúc đẩy phát triển xanh và bền vững trở thành xu hướng chủ đạo mới của thị trường tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, việc chính phủ các nước quyết tâm thúc đẩy kinh tế phát triển chất lượng cao cũng thúc đẩy nhu cầu tài chính xanh gia tăng trong tương lai.Là trung tâm tài chính quốc tế, các chuyên gia cho rằng Hong Kong nên nắm chắc cơ hội từ thị trường carbon và thị trường tài chính xanh toàn cầu để phát huy lợi thế riêng, đồng thời đẩy nhanh việc trở thành đầu mối tài chính xanh của Vùng vịnh lớn. Hong Kong có thể dựa vào thế mạnh của mình để hỗ trợ đất nước thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, đồng thời tăng cường củng cố và nâng cao vị thế trung tâm tài chính quốc tế. Hiện nay, quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG) đã trở thành chủ đề đầu tư và huy động vốn của thị trường do nhu cầu về tài chính trong quá trình chuyển đổi ít carbon đang không ngừng tăng. Chính phủ Trung Quốc đưa ra mục tiêu đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2030 và thực hiện trung hòa carbon vào năm 2060. Theo tính toán, đến năm 2060, mỗi năm Trung Quốc Đại lục cần ít nhất 3.000-4.000 tỷ nhân dân tệ (NDT) đầu tư xanh.Trước nhu cầu huy động vốn đầu tư xanh quy mô lớn, Hong Kong có thể là nhân tố giúp thúc đẩy Trung Quốc Đại lục phát hành trái phiếu xanh. Một mặt, Hong Kong là trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ bên ngoài lớn nhất toàn cầu, là trung tâm thu xếp phát hành trái phiếu quốc tế lớn nhất châu Á, đồng thời là trung tâm quản lý tài sản hàng đầu thế giới.Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc cũng ủng hộ việc xây dựng Hong Kong trở thành trung tâm tài chính xanh của Vùng vịnh lớn. Thông qua quá trình thành lập các tổ chức chứng nhận trái phiếu xanh được quốc tế thừa nhận, Hong Kong đã từng bước hình thành hệ sinh thái tài chính xanh sau quá trình phát triển nhanh trong những năm gần đây.
Mặt khác, từ trước đến nay Hong Kong là cầu nối giữa Trung Quốc Đại lục và thế giới, nên Hong Kong có thể phát huy tác dụng kết nối các nhà phát hành ở Trung Quốc Đại lục với các nhà đầu tư quốc tế, nhằm khuyến khích nhiều hơn các tổ chức Đại lục đến Hong Kong phát hành trái phiếu xanh, cung cấp nền tảng lý tưởng để thu hút tài chính xanh của các nhà đầu tư quốc tế.Số liệu cho thấy tổng giá trị các khoản vay trái phiếu xanh được thu xếp và phát hành ở Hong Kong trong năm 2020 là 12 tỷ USD, lũy kế tính đến cuối năm 2020 đạt 38 tỷ USD, trong đó 1/3 nhà phát hành trái phiếu xanh lần đầu tiên phát hành ở Hong Kong. Trước đó, chính quyền thành phố Thâm Quyến đã đến Hong Kong phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, bao gồm cả trái phiếu xanh.Các chuyên gia cho rằng thời gian tới Hong Kong có thể tiếp tục phát huy lợi thế, sáng tạo các sản phẩm tài chính xanh, hoàn thiện cơ chế tài chính xanh để hỗ trợ thực hiện mục tiêu đạt đỉnh carbon và trung hòa carbon của quốc gia, đồng thời thúc đẩy phát triển có trật tự nền tài chính xanh và bền vững của Hong Kong.
Điều đáng lưu ý là để thúc đẩy mục tiêu trung hòa carbon, Trung Quốc đại lục đã khởi động thị trường giao dịch quyền phát thải carbon có quy mô lớn nhất thế giới, lượng khí thải bao phủ hơn 4 tỷ tấn, dự kiến mang lại quy mô thị trường giao dịch khổng lồ.Nhu cầu thị trường lớn sẽ dẫn đến một loạt hoạt động giao dịch, đầu tư, hỗ trợ tài chính, cung cấp không gian phát triển rộng lớn cho dịch vụ tài chính carbon. Hiện nay, Trung Quốc Đại lục đã lần lượt triển khai thí điểm giao dịch carbon ở nhiều nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồ Bắc, Quảng Đông, Thâm Quyến… Tuy nhiên, phương thức giao dịch tương đối đơn điệu, thiếu giao dịch kỳ hạn và sáng tạo mới các sản phẩm tài chính.
Trong bối cảnh này, Hong Kong có thể liên kết với Quảng Đông để xây dựng thị trường giao dịch carbon Vùng vịnh lớn, tăng cường kết nối tương tác với thị trường carbon Đại lục và quốc tế. Những tương tác này có thể bao gồm công bố thông tin, ban hành tiêu chuẩn, cung cấp giao dịch cho các nhà đầu tư quốc tế… để thúc đẩy hoàn thiện sản phẩm của thị trường giao dịch carbon quốc gia, làm phong phú hơn nữa hệ sinh thái tài chính xanh và bền vững của Hong Kong, thúc đẩy Hong Kong phát triển trở thành đầu mối tài chính xanh của khu vực./.
- Từ khóa :
- hong kong
- trung quốc
- tài chính xanh
- esg
- thị trường carbon
Tin liên quan
-
Tài chính
Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục phát hành hơn 22 tỷ USD trái phiếu xanh
15:23' - 21/10/2021
Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu xanh chính phủ định kỳ trong 5 năm tới, dự kiến khối lượng phát hành khoảng 175,5 tỷ HKD (hơn 22 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) đầu tư hơn 30 tỷ USD để ứng phó biến đổi khí hậu
16:32' - 09/10/2021
Ngày 8/10, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) công bố “Kế hoạch hành động khí hậu Hong Kong 2050”.
-
Kinh tế Thế giới
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) công bố kế hoạch phát triển đặc khu
14:02' - 06/10/2021
Ngày 6/10, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã có bài phát biểu về chính sách năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.