Hướng đi mới phát triển logistics đường sông của Container VIMC

16:54' - 09/02/2021
BNEWS Mục tiêu hướng tới của Container VIMC là tập trung vào làm logistics đường thủy; trong đó, chủ yếu là chuyển tải hàng hóa, container từ biển vào sâu trong đất liền.
Ông Vũ Phước Long, Giám đốc Công ty Vận tải biển Container VIMC– Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, năm 2021, tiếp tục được dự báo là năm rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Tổng công ty và các giải pháp đề ra ngay từ đầu năm của doanh nghiệp; chắc chắn các mục tiêu đề ra của Công ty Vận tải biển container VIMC (Container VIMC) sẽ đạt được.

Theo đó, mục tiêu hướng tới của Container VIMC là tập trung vào làm logistics đường thủy; trong đó, chủ yếu là chuyển tải hàng hóa, container từ biển vào sâu trong đất liền.

Về mục tiêu này, ông Vũ Phước Long cho hay, “hiện nay do thói quen của khách hàng thì chuyển hàng container vào các cảng cạn (ICD) đường sông là khách hàng thường chọn hình thức vận chuyển bằng đường bộ. Như vậy, chi phí lớn hơn, đó là chưa kể vấn đề như gây kẹt xe, phá hủy hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông… cho các địa phương. Tuy nhiên, nếu khách hàng vận chuyển container bằng sà lan từ cac ICD dọc các sông có thể chở giảm được chi phí vận tải, bởi trung bình một sà lan có thể chở tới 300-360 container (loại 20 feet).

“Đây là giải pháp giảm chi phí trong chuỗi logistics khi đưa hàng hóa từ nơi sản xuất ra đến cảng xuất đi. Qua đó, giúp giảm giá thành tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đây chính là lợi thế mà Container VIMC sẽ khai thác các dịch vụ mà đơn vị đang có lợi thế”, ông Vũ Phước Long cho hay.

Ông Vũ Phước Long chia sẻ, tại khu vực miền Nam, hiện nay Container VIMC đã hợp tác phát triển một số cảng cạn -ICD dọc các bến sông Sài Gòn. Trong số này phải kể đến sự hợp tác phát triển của doanh nghiệp với một đối tại trong khai thác ICD tại thị xã Bến Cát - Bình Dương. Hiện nay, chủ đầu tư của ICD này đã đầu tư cơ bản về hạ tầng và ký hợp tác với Container VIMC lập kế hoạch khai thác, kinh doanh tại đây.

Ngoài ra, tại các khu công nghiệp ở Bình Dương như: VSIP3 (Singapore), Việt Hương…, trong năm 2021, Container VIMC cũng sẽ có nhiều hoạt động liên danh liên kết làm logistics cho các đơn vị trong các khu công nghiệp này.

Khu vực miền Bắc, đơn vị đang nghiên cứu hợp tác phát triển trong việc vận chuyển hàng hóa tại các ICD Phúc Lộc (Ninh Bình), các ICD tại Bắc Ninh…các đơn vị này sẵn sàng hợp tác để cùng container VIMC phát triển tuyến vận tải đường sông.

Cụ thể, Container VIMC đang hướng tới tạo ra những chuối dịch vụ logistics nội địa, qua đó hỗ trợ tốt nhất cho hoạt độn xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, cảng biển lớn. Khi tạo ra được các tuyến vận chuyển hàng hóa, chuyển tải bằng đường sông sẽ giúp giảm chi phí vận tải, đồng thời tăng tính kết nối những vùng nằm sâu trong thành phố tới các cảng quốc tế thuộc khu vực Cái Mép - Thị Vải xuất đi nước ngoài.

Để thực hiện hóa các mục tiêu trên, ông Vũ Phước Long cho hay, với đội sà lan hiện tại của đơn vị chủ yếu là loại nhỏ, do đó để tăng năng lực, Container VIMC đang xin các cơ quan chức năng đầu tư 2 sà lan loại chở được từ 312-360 container loai 20 feet.

“Khi đươc đầu tư 2 sà lan cỡ lón, Container VIMC sẽ tập trung vào các thị trường miền Nam; trong đó, tập trung kết nối từ cảng Cái Mép – Thị Vải đi qua Đồng Nai, Bình Dương về tới Tp. Hồ Chí Minh, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Hậu Giang…) về Tp. Hồ Chí Minh…”, ông Vũ Phước Long thông tin.

Về mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giao, ông Vũ Phước Long tự tin cho biết, năm 2021, công ty đã ký kết hợ dịp Tết nguyên đán, VNPT sẽ nâng tốc độ Internet lên mức tối thiểu 50Mbps tại các địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnhp tác bốc xếp chuyển tải 1,2 triệu tấn than cho một đơn vị thuộc Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (Hậu Giang). Chuyến tàu đầu tiên là ngay sau Tết Nguyên đán, dự kiến là ngày 15/2 tới tàu sẽ về. Vì thế, mục tiêu năm 2021, Container VIMC đặt ra là thực hiện chuyển tải và vận tải hàng hóa với khối lượng khoảng 400.000 tấn, với doanh thu trên 50 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, với việc ký hợp đồng 1,2 triệu tấn chuyển tải than cho nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 thì đơn vị hoàn toàn có thể vượt kế hoạch được giao.  Bởi chỉ riêng việc ký vận chuyển than cho nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã mang về cho công ty doanh thu khoảng 160 tỷ đồng, nếu cộng thêm doanh thu khác, Container VIMC hoàn toàn có thể đạt doanh thu khoảng 160-200 tỷ đồng trong năm 2021”, ông Vũ Phước Long cho hay.

Đánh giá về phát triển logistics đường sông, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, ICD chính nơi trung chuyển hàng hóa. Khi đó, hàng hóa từ nơi sản xuất, vận chuyển bằng đường bộ đến ICD để thông quan rồi vận chuyển ra cảng biển và chiều ngược lại bằng các phương thức vận tải số lượng lớn như đường thủy nội địa, đường biển và đường sắt thì mới giảm được giá thành và phát huy vai trò của ICD. Vì vậy, việc phát triển các ICD đường sông và dịch vụ cho lĩnh vực này là hướng đi đúng của các doanh nghiệp./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục