Hy vọng về một sự khởi sắc trong quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên ​

13:02' - 27/02/2019
BNEWS Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên.
<p>Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2/2019, mang tới nhiều niềm hy vọng về một sự khởi sắc trong quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên và những bước chuyển dịch quan trọng trong quan hệ quốc tế.</p><p>Nhân dịp này, Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên về hy vọng khởi sắc trong quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên. <br /><br /><strong>* Phóng viên: </strong><em>Mỗi người có một góc nhìn riêng về việc Hoa Kỳ và Triều Tiên lựa chọn Việt Nam là địa điểm cho Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai, theo ông vì sao Việt Nam lại được lựa chọn là địa điểm để tổ chức Hội nghị? </em><br /><br /><strong>* Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh:</strong> Trước tiên, lý do khiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong -un và Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn Việt Nam cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều chính là uy tín và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ngày một tăng lên. <br /><br />Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua các vị trí mà Việt Nam đã từng đảm nhận. </p><p id="insertImage98444"><img alt="" src="/MediaUpload/Content/2019/02/27/112634_thuong-dinh-my-trieu-2019-ha-noi-trang-hoang-duong-pho-chao-mung-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-tien-lan-thu-hai.jpg" style="display:block;margin-left:auto;margin-right:auto;" /></p><p style="text-align:center;"><em>Cờ Mỹ và cờ Triều Tiên, bên dưới là biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau thể hiện tinh thần của cuộc gặp lớn, được treo trên tuyến phố Tràng Tiền, trước khu vực Quảng trường 19/8 - Nhà hát Lớn - Khách sạn Hilton Opera, Quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN</em></p><p>Trong đó phải kể đến vai trò Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 và chuẩn bị ứng cử vào vị trí này lần thứ hai; năm 2017, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC; tiếp sau đó là chủ nhà tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018 và năm 2020; Việt Nam lại một lần nữa sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN… Về khía cạnh kinh tế, những thành công trong đổi mới năng động cũng đã chứng minh được năng lực quản lý của Việt Nam. <br /><br />Nhưng có lẽ, điều quan trọng hơn cả - mẫu số chung để cả Hoa Kỳ và Triều Tiên cùng lựa chọn Việt Nam, chính là việc Việt Nam, Triều Tiên đã đều từng đối đầu với Hoa Kỳ trong chiến tranh, nhưng ngày nay Việt Nam đã trở thành đối tác với Hoa Kỳ, biến quá khứ hận thù thành mối quan hệ hợp tác hữu nghị. </p><p>Sau chiến tranh, Việt Nam đã thống nhất đất nước, từ một nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đây hoàn toàn là những điều Việt Nam và Triều Tiên có thể cùng chia sẻ. <br /><br /><strong>* Phóng viên</strong>:<em> Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ -Triều Tiên lần thứ nhất giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tháng 6/2018 tại Singapore, hai nước đã cam kết thiết lập mối quan hệ vì hòa bình, thịnh vượng với nỗ lực xây dựng một nền hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Theo ông, Hội nghị thượng đỉnh lần này tại Hà Nội sẽ có nhiều khởi sắc hơn hay không? </em><br /><br /><strong>* Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh</strong>: Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai tại Hà Nội mang tới cho chúng ta nhiều hy vọng. Đây đã là hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai, hai bên đã có sự tin cậy nhất định, cùng lúc cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể trong quan hệ liên Triều thời gian qua. <br /><br />Chúng ta hoàn toàn hy vọng Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ mang lại những kết quả cụ thể, có thể là một tuyên bố về chấm dứt tình trạng chiến tranh, tiến tới bình thường hóa quan hệ; thỏa thuận xóa bỏ sự cấm vận, cho phép Triều Tiên có những hội nhập bước đầu vào nền kinh tế của thế giới, hay cũng có thể là một thỏa thuận về xóa bỏ các chương trình hạt nhân. </p><p>Tuy nhiên, mục tiêu này cần một lộ trình dài và cần các nhà lãnh đạo vạch ra một lộ trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. </p><p>Có thể nói, hiện nay, hy vọng lớn nhất là việc đảm bảo hòa bình cho Triều Tiên có ý nghĩa rất quan trọng; Triều Tiên cần sự đảm bảo này để phát triển kinh tế. <br /><br /><strong>* Phóng viên</strong>: <em>Theo ông, vì sao Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội lại có thể kỳ vọng nhiều như vậy? </em><br /><br /><strong>* Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh:</strong> Nếu là lần thứ nhất thì có lẽ hy vọng của chúng ta không nhiều như vậy. Có lẽ, Thượng đỉnh lần thứ nhất hai bên dành để tìm hiểu, thăm dò thái độ của nhau, trao đổi ý kiến, xây dựng lòng tin, thượng đỉnh lần thứ hai không thể tiếp tục lại bày tỏ mong muốn.</p><p>Hai bên không còn thăm dò nhau, đã biết được mong muốn của nhau và cũng đã tạo được niềm tin trong nhau nhất định, vì vậy đến với hội nghị lần hai này, chắc chắn hai bên đã mang theo “hành trang” là những đường hướng cụ thể và rõ ràng hơn. </p><p id="insertImage97801"><img alt="" src="/MediaUpload/Content/2019/02/22/165927_tong-thong-trump-de-cap-kha-nang-noi-long-trung-phat-trieu-tien.jpg" style="display:block;margin-left:auto;margin-right:auto;" /></p><p style="text-align:center;"><em>Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử lần đầu tiên, tại Singapore tháng 6/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN</em></p><p>Hơn nữa, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ <a href="https://bnews.vn/tag/donald-trump/72683/1.html" target="_blank">Donald Trump</a> cũng muốn chứng minh cho cả thế giới rằng những cam kết của họ có tính thực chất. Trong thời gian qua, không ít người cho rằng hai Nhà Lãnh đạo này đang chơi “trò” trong chính trị, một bên muốn “câu giờ” và một bên muốn chứng minh quyền lực của mình chứ không phải muốn giải quyết một vấn đề gì cụ thể. <br /><br />Tuy nhiên, rõ ràng những gì mà hai Nhà Lãnh đạo đã và đang làm không khẳng định điều đó. Trên Twitter, ông Trump đã bày tỏ mong muốn Triều Tiên trở thành một thế lực kinh tế (economic powerhouse). Ông mong muốn có những đầu tư kinh tế và các hợp đồng kinh tế với Bình Nhưỡng.</p><p>Xu hướng lựa chọn các thỏa thuận kinh tế song phương vẫn được ông Trump ưu tiên nhiều hơn so với các thỏa thuận kinh tế đa phương. Về phía Triều Tiên, Nhà Lãnh đạo Kim Jong-un cũng rất khát khao đạt được một thỏa thuận nào đó mang tính chất quốc tế, dựa trên cơ sở gỡ bỏ một phần cấm vận, từ đó mở rộng khả năng buôn bán. <br /><br />Để trả lời cho câu hỏi vì sao Triều Tiên mong muốn được gặp Hoa Kỳ có thể nhấn mạnh ba giả thiết sau đây. </p><p>Thứ nhất, tình hình kinh tế của Triều Tiên hiện đang rất khó khăn, ít bạn hàng, thiếu công nghệ, do đó, nhu cầu mở cửa kinh tế tương đối lớn.</p><p>Thứ hai, nhiều người cho rằng những cuộc gặp thượng đỉnh là “chiêu” để ông Kim Jong-un “câu giờ”. </p><p>Thứ ba, phải chăng là Triều Tiên đã cảm thấy đủ mạnh để có thể tự tin trên bàn đàm phán. Tôi cho rằng, lý do thứ nhất là đúng hơn cả, đi kèm với mong muốn, đề xuất được đảm bảo hòa bình của Triều Tiên. <br /><br /><strong>* Phóng viên</strong>: <em>Trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ! </em></p>

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục