IMF dự báo GDP của Indonesia sẽ giảm 1,5% năm 2020
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, suy thoái kinh tế của Indonesia có thể tồi tệ hơn dự kiến trước đây khi nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang phải vật lộn để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia dự kiến sẽ giảm 1,5% trong năm 2020 thay vì mức giảm 0,3% mà IMF đưa ra vào tháng Sáu.
Theo bản cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới được công bố ngày 13/10, IMF cho rằng việc điều chỉnh giảm đối với Indonesia diễn ra khi IMF đã bớt bi quan hơn về nền kinh tế toàn cầu.Tình trạng kinh tế Indonesia vẫn bấp bênh do đại dịch tiếp tục lây lan và tác động tiêu cực đến các lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn như du lịch.
Cũng IMF cho biết, tất cả các khu vực thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ giảm trong năm nay, bao gồm cả châu Á mới nổi, nơi các nền kinh tế lớn, như Ấn Độ và Indonesia. Theo dữ liệu chính thức được công bố, tổng số ca mắc COVID-19 của Indonesia lên đến 340.622 ca với hơn 12.000 ca tử vong tính đến ngày 13/10, bình quân mỗi ngày có thêm khoảng 3.000 - 4.000 trường hợp mắc mới kể từ ngày 19/9. GDP quý II của Indonesia đã giảm 5,32% so với cùng kỳ năm 2019 do chi tiêu và đầu tư của các hộ gia đình giảm. Các nhà kinh tế và quan chức chính phủ dự báo một đợt giảm nữa trong quý III, điều này sẽ đánh dấu một cuộc suy thoái. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm 4,4% trong năm nay, mức giảm ít nghiêm trọng hơn so với ước tính trước đó của IMF là 4,9%, do dữ liệu GDP quý II tốt hơn dự kiến ở các quốc gia nơi hoạt động bắt đầu cải thiện có dấu hiệu phục hồi nhanh trong quý III/2020. Theo Cố vấn kinh tế IMF Gita Gopinath, đại dịch sẽ đảo ngược tiến bộ đạt được kể từ những năm 1990 trong việc giảm nghèo đói trên toàn cầu và sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. IMF dự báo gần 90 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo trong năm nay. Tại Indonesia, chính phủ cho biết sẽ có thêm 4 triệu người Indonesia rơi vào cảnh đói nghèo và 5,5 triệu người mất việc làm trong đại dịch COVID-19. IMF dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi và tăng trưởng 5,2% vào năm 2021, trong khi nền kinh tế Indonesia dự kiến sẽ tăng trưởng 6,1%. Theo Giám đốc Cơ quan Chính sách Tài chính của Bộ Tài chính Indonesia Ubaidi Socheh Hamidi, nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch và hỗ trợ tài khóa mở rộng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 5% vào năm 2021.Chính phủ sẽ chuẩn bị cho ngân sách nhà nước 186,3 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế vào năm 2021, trong đó tập trung đầu tư, phân bổ cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Ngành sản xuất điện tử Indonesia dự kiến giảm mạnh năm 2020
08:16' - 12/10/2020
Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân điện tử Indonesia (Gabel) Daniel Suhardiman cho biết, sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp điện tử vào cuối năm 2020 ước sẽ giảm xuống hai con số.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Indonesia có thể rơi vào suy thoái trong tháng 9/2020
18:13' - 30/08/2020
Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp luật và Nhân quyền Indonesia, ông Mahfud, ngày 30/8 cho biết kinh tế nước này có thể sẽ rơi vào suy thoái trong tháng 9/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Indonesia trở nên mong manh hơn khi phụ thuộc vào Trung Quốc
05:00' - 23/07/2020
Đại dịch COVID-19 đang có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Indonesia và đây là hồi chuông cảnh tỉnh để Chính phủ Indonesia nhận ra không nên phụ thuộc quá lớn vào bất kỳ quốc gia nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11'
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.