IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, IMF dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra tháng 1 vừa qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2025 khả năng sẽ là 3,2%.
Lạm phát được dự báo giảm từ 5,9% năm nay xuống 4,5% vào năm tới, nhờ lãi suất tăng ở nhiều nước trên thế giới. IMF kỳ vọng lạm phát sẽ giảm, cho phép sớm cắt giảm lãi suất. Nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, nhận định kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc.
Mặc dù có nhiều dự báo ảm đạm, thế giới đã tránh được suy thoái kinh tế. Vòng xoáy giá-lương được kiểm soát. Lạm phát đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, quá trình bình thường hóa thể hiện rõ ràng hơn ở các nước công nghiệp phát triển so với các nước nghèo hơn.
Báo cáo mới của IMF cho thấy sự khác biệt rõ rệt về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển. Tổ chức tài chính này dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay đạt 2,7%, cao hơn so với mức 2,1% được đưa ra hồi tháng 1.
Điều này cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng tốc trở lại sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 2,5% vào năm 2023. Tuy nhiên, IMF cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ vào năm 2025 sẽ chỉ đạt 1,9%, cao hơn một chút so với dự báo trước đó.
Ngược lại, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) năm 2024 từ mức 0,9% được đưa ra trong báo cáo trước đó xuống 0,8%, chủ yếu do do nền kinh tế đầu tàu là Đức yếu kém. IMF hạ dự báo tăng trưởng đối với kinh tế Đức từ mức 0,5% như dự báo hồi tháng 1 xuống 0,2%. Không có nền kinh tế phát triển nào trên thế giới có tốc độ tăng trưởng thấp như vậy.
IMF đề cập nguyên nhân là tình trạng tiêu dùng yếu kéo dài cùng nhiều lý do khác. So với các nền kinh tế lớn khác, Đức chịu ảnh hưởng nhiều hơn do xung đột Nga-Ukraine, khiến chi phí năng lượng ở nước này tăng cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, năm ngoái, kinh tế Đức giảm 0,3%, trong khi nhiều quốc gia khác ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới lại tăng rõ rệt. IMF dự báo Đức sẽ đạt mức tăng trưởng 1,3% năm 2025, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước, nhưng có thể thoát khỏi vị trí cuối bảng vì Italy và Nhật Bản có thể sẽ kém phát triển hơn.
Bên cạnh đó, IMF cũng điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 0,5% trong bối cảnh nước này chật vật với lãi suất cao và lạm phát tăng trong thời gian dài.
Cũng theo IMF, kinh tế Trung Quốc được dự kiến vẫn tăng 4,6% trong năm nay và 4,1% trong năm 2025, tương tự như dự báo hồi tháng 1. Báo cáo nêu rõ tăng trưởng kinh tế nước này giảm chủ yếu do nới lỏng gói kích thích tài chính và thúc đẩy tiêu dùng sau đại dịch COVID-19, cùng với thị trường bất động sản đang suy giảm.
IMF cảnh báo việc Trung Quốc thiếu gói tái cơ cấu toàn diện cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn có nguy cơ kéo dài giai đoạn nhu cầu trong nước suy giảm và khiến triển vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “u ám” hơn.
Mặc dù vậy, bức tranh kinh tế toàn cầu năm nay cũng có những điểm sáng khác. IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil năm 2024 thêm 0,5 điểm phần trăm lên 2,2% và kinh tế Ấn Độ thêm 0,3 điểm phần trăm lên 6,8%.
Trong báo cáo trên, IMF bất ngờ nâng dự báo triển vọng kinh tế Nga tăng từ mức dự báo trước đó 2,6% lên 3,2% trong năm nay, chủ yếu là doanh thu xuất khẩu dầu mỏ tiếp tục tăng mạnh giữa lúc giá dầu toàn cầu tăng cao. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm 2025 từ 1,1% lên 1,8%.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Số liệu kinh tế của Mỹ gây sức ép lên giá dầu thế giới
07:56' - 17/04/2024
Chốt phiên 16/4, giá dầu Brent tăng 8 xu Mỹ, hay 0,1%, lên 90,02 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 5 xu Mỹ, hay 0,1%, xuống 85,36 USD/thùng.
-
Phân tích - Dự báo
“Cơn gió ngược” nhân khẩu học đang tác động mạnh đến kinh tế Trung Quốc
05:30' - 17/04/2024
Lợi thế nhân khẩu học của Trung Quốc hiện đã dần chuyển từ vai trò là động lực tăng trưởng thành một lực cản của nền kinh tế, có tầm ảnh hưởng lớn đến triển vọng phát triển của cường quốc châu Á.
-
Ngân hàng
Sức tăng trưởng kinh tế yếu gây khó cho Ngân hàng trung ương Anh
19:15' - 16/04/2024
Nhiều quan chức của Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BoE đã bày tỏ lo ngại rằng tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ có thể tiếp tục thúc đẩy giá tiêu dùng ngay cả khi cú sốc giá năng lượng lắng xuống.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.