IMF: Nhật Bản nên cân nhắc về việc can thiệp vào thị trường tiền tệ
Phó vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Sanjaya Panth, ngày 14/10, cho biết sự sụt giá gần đây của đồng yen xuất phát từ các yếu tố cơ bản của nền kinh tế, đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng Nhật Bản nên cân nhắc không can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Ông Panth phân tích tỷ giá hối đoái của đồng tiền Nhật Bản bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố kinh tế cơ bản. Chừng nào chênh lệnh lãi suất giữa quốc gia châu Á này với Mỹ vẫn còn khoảng cách lớn, thì đồng tiền nước này vẫn đối mặt với áp lực giảm giá. Từ năm 2022, trong bối cảnh Mỹ và các nền kinh tế lớn khác trên toàn cầu liên tục tăng lãi suất, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tiếp tục kiên định chính sách lãi suất siêu thấp.Đây là nguyên nhân cơ bản kéo giá đồng yen đi xuống, chạm đáy 32 năm so với đồng USD. Giữa tháng 9/2023, các quan chức Nhật Bản đã ra tín hiệu có thể can thiệp, nếu đồng nội tệ tiếp tục giảm nhanh.
Ông Panth cho biết IMF coi việc can thiệp ngoại hối chỉ hợp lý khi có sự rối loạn nghiêm trọng trên thị trường, rủi ro ổn định tài chính tăng cao hoặc nguy cơ lạm phát không còn ổn định. Tuy nhiên, đối với trường hợp đồng yen, không có bất kỳ yếu tố nào trong ba yếu tố chính kể trên đang tồn tại.
Vào tháng 9 và 10/2022, BoJ, lần đầu tiên kể từ năm 1998, đã tiến hành mua vào đồng tiền nội tệ, nhằm ngăn chặn sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng yen, trước khi giá trị của đồng tiền này rơi xuống mức thấp nhất trong 32 năm là 151,94 yen đổi 1 USD. Nhưng bất chấp việc đồng yen đã xuyên thủng mốc đáy nói trên, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda vẫn khẳng định quyết tâm theo đuổi mục tiêu lạm phát 2%. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ lãi suất ở mức cực thấp, cho đến khi lạm phát đạt ngưỡng mục tiêu, nhờ nhu cầu mạnh mẽ và mức lương tăng liên tục. Theo chuyên gia Panth, triển vọng lạm phát ngắn hạn của Nhật Bản có nhiều mặt tích cực hơn là rủi ro tiêu cực, khi nền kinh tế lớn thứ hai châu Á đang hoạt động gần hết công suất và giá cả tăng ngày càng được thúc đẩy bởi nhu cầu vững chắc. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng "chưa phải lúc" để BoJ tăng lãi suất ngắn hạn, do sự không chắc chắn về nhu cầu toàn cầu, có khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản. Ông Panth khuyến nghị BoJ nên tiếp tục thực hiện các giải pháp, cho phép lãi suất dài hạn di chuyển linh hoạt hơn, để tạo nền tảng cho việc thắt chặt tiền tệ cuối cùng. Hiện BoJ đang duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%. Cơ quan này đặt mục tiêu 0% cho lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm theo chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC). Khi lạm phát gia tăng gây áp lực lên lợi suất trái phiếu, BoJ đã nới lỏng việc kiểm soát chặt chẽ lãi suất dài hạn, bằng cách tăng trần lãi suất trên thực tế vào tháng 12/2022 và tháng 7/2023./.- Từ khóa :
- Đồng yen
- tỷ giá đồng yen
- my
- nhật bản
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Mizuho: Đồng yen có thể trượt dốc sâu hơn vào năm 2024
16:40' - 13/10/2023
Đồng yen đang tiến tới mức yếu nhất trong hơn 30 năm khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) giữ nguyên quan điểm chính sách tiền tệ.
-
Phân tích - Dự báo
Những đồn đoán của thị trường xung quanh diễn biến bất ngờ của đồng yen
15:14' - 04/10/2023
Đồng yen giảm khoảng 12% so với đồng USD từ đầu năm đến nay, do sự phục hồi của đồng bạc xanh đã tăng tốc trong những tháng gần đây và làm phức tạp thêm triển vọng cho các ngân hàng trung ương khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hoàn thiện khung pháp lý về lựa chọn đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất
15:58'
Dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi 32 Điều, bổ sung 7 Điều, bãi bỏ 3 Điều trên tổng số 75 Điều của Nghị định số 115/2024/NĐ-CP, góp phần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục.
-
Tài chính
Quy định mới nhất về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm
08:56'
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 212/2025/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
-
Tài chính
Trung Quốc bơm tài chính để tái sinh nông thôn
14:30' - 26/07/2025
Các dịch vụ tài chính sẽ được tăng cường để thúc đẩy các ngành công nghiệp tạo ra của cải ở các khu vực nông thôn Trung Quốc.
-
Tài chính
Từ 5/9, chính thức bỏ Thông tư về tự vay, trả của doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ
14:09' - 26/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 76/2025/TT-BTC về bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
-
Tài chính
Người giàu Ấn Độ di cư ra nước ngoài vẫn đầu tư mạnh về nước
08:26' - 26/07/2025
Các quyết định của những người giàu Ấn Độ thường xuất phát từ tư duy thế hệ dài hạn.
-
Tài chính
Bảo hiểm - “Tấm lá chắn” thiết yếu trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu - Bài 2: Chung tay xây dựng hệ sinh thái bảo hiểm bền vững, nhân văn
14:55' - 25/07/2025
Câu chuyện bảo hiểm không còn là của riêng doanh nghiệp, mà là câu chuyện an sinh quốc gia, là biểu hiện của trách nhiệm xã hội, là tấm khiên cho những người yếu thế trước thiên tai.
-
Tài chính
Bảo hiểm - “Tấm lá chắn” thiết yếu trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu - Bài 1: "Tấm khiên" tài chính bảo vệ nông dân
14:50' - 25/07/2025
Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm dễ tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, vai trò của bảo hiểm càng trở nên cấp thiết.
-
Tài chính
Mỹ vẫn ghi nhận tình trạng trì trệ tiền lương
14:12' - 25/07/2025
Ngày 24/7, trang thông tin việc làm Indeed đã công bố báo cáo về thị trường lao động tại Mỹ, theo đó hơn 40% số người lao động trong nước có thu nhập thực tế giảm trong năm qua.
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
16:45' - 23/07/2025
Dự thảo Nghị định quy định về đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; hạng đất tính thuế; thời hạn miễn thuế; điều khoản thi hành.