IMF: Xung đột Hamas-Israel có nguy cơ thổi bùng lạm phát
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo những nguy cơ có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm sự suy yếu tại Trung Quốc, biến đổi khí hậu, xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel có thể gây áp lực khiến lạm phát gia tăng.
Trong báo cáo về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu được công bố ngày 10/10, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng 3% trong năm nay, không thay đổi so với với dự báo mà tổ chức này đưa ra hồi tháng Bảy. Nhưng IMF đã hạ 0,1 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng của năm 2024 xuống 2,9%.
Bà Brooks cho rằng còn quá sớm để xác định được ảnh hưởng của xung đột Hamas-Israel, nhưng IMF đang theo dõi sát diễn biến tại Israel để xem liệu tình hình xung đột này có tác động đến lạm phát toàn cầu hay không.
Dù lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh, nhưng việc giá dầu toàn cầu tăng mạnh do tình hình chiến sự ở Israel đang có nguy cơ thổi bùng lạm phát trở lại nếu đà tăng giá này kéo dài. Điều này sẽ khiến các ngân hàng trung ương phải tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát.
Bên cạnh đó, theo bà Brooks, một nguy cơ nữa đối với lạm phát là biến đổi khí hậu, khi tình hình này đã trở thành một vấn đề kinh tế vĩ mô. Quan chức này cho biết đã có rất nhiều trường hợp IMF phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế do lũ lụt, hạn hán hay các sự kiện liên quan đến thời tiết. Bà cho rằng đây là một nguy cơ lớn đối với giá thực phẩm và an ninh lương thực.
Ngoài ra, IMF cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đang đối phó với cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản. IMF đã hạ 0,2 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng năm nay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xuống 5%, và giảm 0,3 điểm phần trăm trong dự báo cho năm sau xuống 4,2%. Bà Brooks cho biết IMF tin rằng giới chức Trung Quốc có những công cụ cần thiết để ứng phó với tình hình khủng hoảng hiện nay trong lĩnh vực bất động sản. IMF kiến nghị Trung Quốc nên giải quyết tình trạng dư cung bất động sản của nước này để tháo gỡ các vấn đề trên thị trường. IMF lưu ý tình hình căng thẳng tài chính trong lĩnh vực bất động sản có thể lan sang phần còn lại của lĩnh vực tài chính. Và nếu những lo ngại về sự ổn định tài chính tại Trung Quốc gia tăng, điều này sẽ tác động đến các nền kinh tế thị trường mới nổi khác thông qua những biến động tỷ giá và sự bất ổn trong các dòng vốn./.Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc: Xu hướng lạm phát đi ngược dự báo của BoK
10:24' - 09/10/2023
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Chín của Hàn Quốc đã tăng lên mức 3,7%, cao nhất trong 5 tháng trở lại đây.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: Chính sách hiện hành sẽ đưa lạm phát về mức mục tiêu
08:59' - 09/10/2023
Trong cuộc phỏng vấn tờ La Tribune Dimanch, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde, tin tưởng chính sách mà ECB thực hiện sẽ đưa lạm phát về mức mục tiêu.
-
Phân tích - Dự báo
ECB liệu có thắng trong cuộc chiến chống lạm phát?
08:13' - 04/10/2023
Những dấu hiệu về tác động tích cực của việc thắt chặt tiền tệ do ECB thực hiện kể từ tháng 7/2022 đã xuất hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53'
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43'
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11'
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.