Indonesia buộc các nhà sản xuất bán một phần dầu cọ trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh Indonesia - nhà sản xuất và xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới - đang cố gắng kiềm chế đà tăng giá dầu ăn trong nước với mức tăng khoảng 40% so với năm trước theo xu hướng của thị trường quốc tế.
Phát biểu họp báo ngày 27/1, Bộ trưởng Thương mại Muhammad Lutfi cho biết nghĩa vụ thị trường trong nước (DMO) sẽ được áp dụng đối với tất cả các nhà sản xuất dầu ăn, theo đó các công ty này phải bán 20% sản lượng xuất khẩu trên thị trường nội địa.
Bộ trưởng Lutfi cho biết: “Với chính sách này, chúng tôi hy vọng giá dầu ăn sẽ ổn định hơn và phù hợp với túi tiền của người dân trong khi vẫn mang lại lợi nhuận cho người bán, nhà phân phối và nhà sản xuất”. Ông Lutfi cho hay nhu cầu dầu ăn trong nước ước tính khoảng 5,7 triệu kilô lít trong năm nay.
Trong tuần này, giá dầu cọ chuẩn Malaysia đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, một phần do mối đe dọa từ việc Indonesia kiểm soát các lô hàng xuất khẩu.
Theo ông Indrasari Wisnu Wardhana, quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Indonesia, mặc dù DMO đã được áp dụng đối với CPO, olein, dầu ăn đã qua sử dụng và dầu cặn, song chính phủ đang xem xét đặt ra yêu cầu tương tự đối với tất cả các sản phẩm phái sinh từ dầu cọ.
Phát biểu tại cùng cuộc họp báo, ông Indrasari khẳng định: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp trong nước sẽ được đảm bảo”, đồng thời cho biết thêm rằng trong bối cảnh giá cả hàng hóa tăng cao, các nhà sản xuất có xu hướng thích xuất khẩu hơn.
Tình hình cũng tương tự với than nhiệt khi Indonesia quyết định đình chỉ xuất khẩu một tháng đối với mặt hàng này do các công ty không đáp ứng được DMO nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và duy trì hoạt động của các nhà máy nhiệt điện.
Chính sách giá trần nội địa đối với dầu cọ cũng trở nên cần thiết do giá cả toàn cầu tăng cao, kéo theo việc các nhà sản xuất trong nước nâng giá bán. Khi được hỏi DMO sẽ được áp dụng đối với dầu cọ trong bao lâu, ông Wisnu cho biết chính sách này sẽ được thực thi “cho đến khi giá cả trở lại tình trạng ổn định như trước đây”.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dầu cọ Indonesia Togar Sitanggang cho rằng chính sách này có thể khiến sản lượng xuất khẩu tháng Hai sụt giảm do có thể có những cam kết xuất khẩu không thể đáp ứng được yêu cầu về DMO.
Trước đó, chính phủ Indonesia đã áp đặt yêu cầu giấy phép xuất khẩu đối với các lô hàng vận chuyển dầu cọ quốc tế. Theo đó, giấy phép này chỉ được cấp sau khi các công ty công bố kế hoạch phân phối nội địa trong 6 tháng.
Ông Wisnu tiết lộ rằng không có lô hàng xuất khẩu nào được thực hiện trong những ngày gần đây trong bối cảnh chính phủ đang xác minh kế hoạch phân phối của các công ty như một phần của quá trình cấp phép nói trên.
Cũng trong ngày 27/1, Bộ Thương mại Indonesia cũng thông báo sẽ áp đặt mức giá trần bán lẻ đối với dầu ăn bắt đầu từ ngày 1/2 tới. Chính phủ nước này hiện cũng đang áp đặt chính sách một giá đối với dầu ăn./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Indonesia siết chặt xuất khẩu dầu cọ
07:34' - 22/01/2022
Bộ Thương mại Indonesia yêu cầu các nhà sản xuất dầu cọ phải đảm bảo nguồn cung trong nước trước khi xuất khẩu. Chính sách này tương tự việc thực hiện Nghĩa vụ thị trường nội địa với lĩnh vực than.
-
DN cần biết
Dự trữ dầu cọ của Malaysia giảm
08:26' - 11/01/2022
Hội đồng dầu cọ Malaysia (MPOB) cho biết dự trữ dầu cọ của quốc gia Đông Nam Á này tính đến hết tháng 12/2021 giảm nhiều hơn dự kiến do sản lượng giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng.
-
DN cần biết
Indonesia, Malaysia hợp tác bảo vệ lĩnh vực dầu cọ
07:38' - 26/10/2021
Indonesia và Malaysia nhất trí tăng cường hợp tác song phương trong ngành công nghiệp dầu cọ và chống lại chiến dịch tiêu cực về sản phẩm nông nghiệp này.
-
Thị trường
Nguồn cung thắt chặt có thể hỗ trợ giá dầu cọ thô của Malaysia trong ngắn hạn
08:40' - 17/07/2021
Theo các nhà phân tích, nguồn cung dầu cọ của Malaysia thắt chặt được cho là sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu cọ thô (CPO) trong ngắn hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Sri Lanka đảm bảo sẽ sớm có đủ nhiên liệu
17:19'
Ngày 16/5, Bộ trưởng Điện và Năng lượng Sri Lanka, ông Kanchana Wijeskera đảm bảo rằng nước này sẽ sớm có đủ nhiên liệu để phục vụ nhu cầu của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Belarus thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm do lệnh trừng phạt của phương Tây
14:25'
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Belarus đã khiến nước này thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cản trở.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể trong tháng Tư
14:21'
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh số bán lẻ trong tháng Tư giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Israel: Lạm phát lên mức cao nhất trong gần 11 năm
11:18'
Cục Thống kê Israel cho biết trong tháng Tư tỷ lệ lạm phát nước này tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và 0,8% so với tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
10:33'
Các nền kinh tế thành viên của APEC không nên chậm trễ trong việc phục hồi tiến trình hội nhập châu Á - Thái Bình Dương, vốn được xem là khu vực năng động nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu trong vòng xoáy lạm phát đình trệ
08:34'
Kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ, khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, còn dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chuẩn bị các “bộ đệm” chống lạm phát
17:17' - 15/05/2022
Theo tờ Jakarta Post, Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị ngân sách cho các “bộ đệm” chống lạm phát nhằm duy trì sức mua trong nước và giữ đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tiếp tục tham gia các dự án năng lượng lớn của Nga
16:29' - 15/05/2022
Nhật Bản không rút khỏi hai dự án năng lượng lớn ở ngoài khơi đảo Sakhalin của Nga và chính sách này không đi ngược với các biện pháp trừng phạt với Moskva liên quan tới khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
EU phác thảo kế hoạch mua khí đốt từ Nga
13:45' - 15/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt của khối này để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga.