Indonesia cải cách hệ thống thuế để tăng thu ngân sách quốc gia
Theo dự thảo Luật thuế, mức thuế carbon sẽ được đặt theo giá thị trường carbon, với mức tối thiểu là 30 rupiah mỗi kg CO2.
Các cá nhân và tổ chức “mua hàng hóa có chứa carbon và/hoặc thực hiện các hoạt động phát thải khí carbon” phải trả thuế này.
Nguồn thu từ loại thuế trên có thể được phân bổ cho các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Dự luật không đưa ra thời gian biểu hoặc thời điểm bắt đầu đánh thuế carbon. Các chi tiết liên quan sẽ được nêu trong các nghị định của chính phủ và các Bộ. Mới đây, Indonesia đã thúc đẩy mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2060, sớm hơn một thập kỷ so với các kế hoạch trước đó.Thuế carbon là một trong các biện pháp khuyến khích để đạt được mục tiêu này, theo hướng khiến cho các hoạt động và sản phẩm sử dụng nhiều carbon trở nên đắt đỏ hơn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế hướng tới một tương lai ít ô nhiễm hơn.
Các thay đổi khác về thuế được đưa ra trong Dự luật bao gồm tăng thuế VAT từ 10% lên 11% bắt đầu từ ngày 1/4 tới và lên 12% trước ngày 1/1/2025.Dự luật cũng đề xuất nâng thuế thu nhập cá nhân lên mức 35% đối với những người có thu nhập cao hơn hơn 5 tỷ rupiah (khoảng 350.000 USD) mỗi năm. Hiện Indonesia đang áp 4 mức thuế thu nhập cá nhân dao động từ 5% đến 30%.
Chính phủ cũng đang tìm cách tái khởi động chương trình ưu đãi thuế từng được triển khai trong chín tháng của giai đoạn 2016-2017.
Chương trình lần này dự kiến sẽ được triển khai trong thời gian ngắn hơn, từ ngày 1/1 đến ngày 30/6/2022.
Indonesia từ lâu đã phải vật lộn để cải cách hệ thống thuế vốn yếu kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tỷ lệ thuế trên tổng sản phẩm quốc nội (GDI) của quốc gia quần đảo này là 11,9% vào năm 2018, thấp hơn đáng kể so với Thái Lan và Philippines, đồng thời thấp hơn nhiều so với mức trung bình 34,3% của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Dù có dân số lên tới 270 triệu dân, song Indonesia chỉ có 38,7 triệu người đăng ký nộp thuế vào năm 2019. Chính phủ nước này đã không đạt được mục tiêu thu thuế trong ba năm qua, kể cả năm 2020 khi Jakarta cần tăng chi tiêu để ứng phó với COVID-19 và tài trợ cho các chương trình trợ cấp xã hội.
Thu ngân sách từ thuế chỉ đạt 1,285 triệu tỷ rupiah vào năm ngoái, giảm 16,8% so với năm trước. Chính phủ đang dự kiến thu được 1,404 triệu tỷ rupiah tiền thuế trong năm nay, thấp hơn 9% so với năm 2019./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Fitch cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Mỹ đối mặt nhiều rủi ro
14:28' - 02/10/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hồi đầu tuần cho biết, các nhà lập pháp Mỹ có thời hạn đến ngày 18/10 để nâng hoặc đình chỉ trần nợ công trước khi quốc gia này có thể vỡ nợ.
-
Tài chính
Indonesia khởi đầu quá trình củng cố tài khóa
09:12' - 02/10/2021
Hạ viện Indonesia đã thông qua Dự luật ngân sách nhà nước năm 2022, đánh dấu sự khởi đầu quá trình củng cố tài khóa của nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
-
Tài chính
Lợi suất trái phiếu ở Eurozone tăng mạnh nhất trong nhiều tháng
09:24' - 01/10/2021
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở Eurozone phiên 30/9 nhìn chung ổn định, ở dưới mức cao nhất trong gần ba tháng được ghi nhận vào đầu tuần.
-
Tài chính
Quỹ hưu trí hàng đầu của Canada sẽ ngừng đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ
07:39' - 30/09/2021
Quỹ hưu trí lớn thứ hai của Canada Caisse de depot et setting du Quebec (CDPQ) ngày 28/9 thông báo sẽ rút khỏi việc đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ vào cuối năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.