Indonesia thu hồi khoản nợ 7,72 tỷ USD từ thời khủng hoảng tài chính châu Á
Chính phủ Indonesia đã hỗ trợ hàng tỷ USD giúp các ngân hàng gặp khó khăn trụ vững trong cuộc khủng hoảng này trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á lao dốc và nổ ra các cuộc bạo loạn lật đổ chính quyền của cố Tổng thống Suharto.
Phát biểu họp báo hôm 4/6, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh Mahfud MD cho biết phần lớn sự hỗ trợ tài chính này dưới dạng hỗ trợ thanh khoản từ ngân hàng trung ương và chưa bao giờ được hoàn trả.
Lực lượng đặc nhiệm nói trên được thành lập sau khi Tổng thống Joko Widodo ban hành sắc lệnh thu hồi khoản tiền ước tính lên tới 110.450 tỷ rupiah (7,72 tỷ USD), với thành phần gồm các quan chức từ một số Bộ, lực lượng cảnh sát và các công tố viên.
Bộ trưởng Mahfud tuyên bố: "Chúng tôi sẽ làm tất cả những điều này và hy vọng rằng tất cả những người có nghĩa vụ và người vay nợ sẽ hợp tác. Họ không thể trốn vì đều có danh sách những người mắc nợ".
Bộ trưởng cao cấp này hối thúc tất cả những người đã vay nợ tham gia giải quyết vấn đề, đồng thời cho biết Lực lượng đặc nhiệm cũng có thể nhắm mục tiêu vào tài sản của họ, cũng như các loại tài sản đảm bảo khác.
Cựu thẩm phán Tòa án Hiến pháp này cũng cảnh báo rằng giới chức có thể khởi động các vụ án hình sự nếu những người vay nợ không tuân thủ và có khả năng thu hồi tài sản cũng như truy nã các cá nhân liên quan ở nước ngoài.
Cũng phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho hay các nhà chức trách có thể ngăn chặn những người vay nợ tiếp cận thị trường tài chính. Bà Sri Mulyani cũng bày tỏ hy vọng có thể thu hồi “hầu hết hoặc tất cả” số nợ trong vòng 3 năm.
Hai Bộ trưởng cũng chỉ đích danh ông Sjamsul Nursalim, người từng sở hữu Ngân hàng Thương mại Quốc gia Indonesia hiện không còn hoạt động, là một trong số những người nhận được hỗ trợ tài chính của nhà nước, trong khi truyền thông liệt kê hàng chục người khác.
Hồi đầu năm nay, cơ quan chống tham nhũng Indonesia đã hủy một vụ kiện chống lại ông Nursalim liên quan đến số tiền của nhà nước cấp cho Ngân hàng Thương mại Quốc gia Indonesia. Luật sư của ông Nursalim khẳng định rằng khách hàng của mình sẵn sàng hợp tác với Chính phủ để giải quyết vấn đề nghĩa vụ ngân hàng./.
>>Indonesia ngừng hỗ trợ tiền điện từ tháng 7/2021
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia hợp tác với Trung Quốc triển khai các dự án ưu tiên
09:18' - 07/06/2021
Theo hãng thông tấn Antara, Chính phủ Indonesia đã tổ chức họp cấp cao với Chính phủ Trung Quốc nhằm thảo luận về chương trình hợp tác trong các lĩnh vực dự án ưu tiên, thương mại, kinh tế và đầu tư.
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia tìm cách giãn nợ
07:40' - 07/06/2021
Một quan chức thuộc Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia (BUMN) cho biết hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia đang tìm cách hoãn thanh toán nợ trong một nỗ lực nhằm tránh bị phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sắp triển khai chương trình “bong bóng” du lịch
18:59' - 06/06/2021
Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị thực hiện chính sách "bong bóng du lịch" với một số nước đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và có thỏa thuận thiết lập hành lang du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Campuchia khởi động thảo luận về tăng lương tổi thiểu năm 2023
08:30'
Hội đồng quốc gia về tiền lương tối thiểu của Campuchia đã bắt đầu thảo luận việc tăng lương tối thiểu hàng năm cho ngành may mặc, giày dép và du lịch trong năm 2023.
-
Tài chính
Thuế khí đốt sẽ khiến hóa đơn năng lượng của hộ gia đình Đức gia tăng
19:02' - 15/08/2022
Theo Công ty kinh doanh khí đốt Trading Hub Europe, thuế khí đốt của Đức đã được đặt ở mức 2,419 xu euro (khoảng 2,47 xu Mỹ)/kWh.
-
Tài chính
Quản lý thuế với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
13:34' - 15/08/2022
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
-
Tài chính
Thuế thương mại điện tử: Công bằng với các loại hình kinh doanh
09:22' - 15/08/2022
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội gia tăng việc làm và phát triển kinh tế khu vực tư nhân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
-
Tài chính
Cho vay hộ gia đình Hàn Quốc sụt giảm lần đầu tiên trong 4 tháng
08:55' - 15/08/2022
Các khoản cho vay hộ gia đình được các ngân hàng ở Hàn Quốc gia hạn đã sụt giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vào tháng 7/2022, phần lớn do người dân hạn chế đi vay trong bối cảnh lãi suất tăng nhanh.
-
Tài chính
Hàn Quốc dự kiến sẽ cắt giảm chi ngân sách vào năm tới
08:16' - 14/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ cắt giảm chi ngân sách vào năm tới, trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện "thắt lưng buộc bụng" do khó khăn kinh tế và lạm phát.
-
Tài chính
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Đức lần đầu tăng trên 1% sau hai tuần
09:23' - 13/08/2022
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức, được coi là mức chuẩn cho thị trường trái phiếu Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lần đầu tiên tăng lên mức trên 1% kể từ ngày 28/7.
-
Tài chính
CryptoCompare: Giao dịch phái sinh tiền điện tử tăng 13%
17:10' - 12/08/2022
Giao dịch phái sinh tiền điện tử trên các sàn giao dịch tập trung đã tăng lên 3,12 nghìn tỷ USD trong tháng 7/2022.
-
Tài chính
Nợ công Nhật Bản tăng cao kỷ lục
12:28' - 12/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nợ công của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục mới.