Kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng của NASA sớm nhất vào năm 2026
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra - cơ quan kiểm toán của NASA - cho biết chương trình Artemis đưa các nhà du hành Mỹ trở lại Mặt Trăng đang gặp phải "những khó khăn về kỹ thuật và sự trì hoãn kéo dài do đại dịch COVID-19 và tình hình thời tiết".
Báo cáo nêu rõ: "Mục tiêu của NASA về việc đưa các phi hành gia hạ cánh trên Cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2024 đang đối mặt nhiều thách thức quan trọng, như các rủi ro lớn về kỹ thuật, tiến độ phát triển phi thực tế và mức tài trợ thấp hơn yêu cầu".
Theo Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, "những trang phục du hành không gian mới, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sẽ chưa thể sẵn sàng" trước tháng 5/2025, do "những yêu cầu về kỹ thuật và thiếu kinh phí".
Tiếp đó, sự phát triển của "hệ thống hạ cánh do con người điều khiển" hoặc HLS - được ủy thác cho công ty SpaceX - cũng sẽ "có thể" bị trì hoãn.
Tàu đổ bộ Starship sẽ là phương tiện đưa các phi hành gia du hành từ quỹ đạo Mặt Trăng lên bề mặt Mặt Trăng.
Văn phòng Tổng thanh tra khen ngợi "tốc độ nhanh chóng" trong công tác sản xuất của SpaceX, nhờ vào hệ thống "sản xuất nhiều bộ phận động cơ và các thành phần theo quy trình khép kín".
Trong các cuộc thanh tra hồi tháng 8 vừa qua tại trụ sở chính ở California và các nhà máy ở Texas, Văn phòng Tổng thanh tra cho biết việc phát triển 20 nguyên mẫu Starship và 100 động cơ Raptor đã được hoàn tất.
Trong 15 năm qua, thời gian trung bình giữa thời điểm ký kết hợp đồng và triển khai chuyến bay đầu tiên là 8 năm rưỡi. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán của NASA cho rằng SpaceX sẽ rút ngắn 50% khoảng thời gian này.
Hiện NASA vẫn đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đầu tiên – sứ mệnh Artemis 1 đưa tàu du hành không người lái bay trong quỹ đạo của Mặt Trăng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán ước tính rằng sứ mệnh này chỉ có thể diễn ra "vào mùa Hè năm 2022".
Tiếp đó, sứ mệnh Artemis 2 sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng nhưng không hạ cánh. Còn sứ mệnh đưa người trở lại Mặt Trăng được đặt tên là Artemis 3.
Theo báo cáo kiểm toán, chương trình thám hiểm Mặt Trăng là vô cùng tốn kém, với chi phí ước tính lên tới 93 tỷ USD vào tài khóa 2025.
Trong 4 lần phóng đầu tiên, mỗi lần phóng có chi phí 4,1 tỷ USD. Theo Văn phòng Tổng thanh tra, NASA cần phải "tìm giải pháp để giảm bớt các chi phí này"./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
NASA lùi kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng
15:12' - 10/11/2021
Ngày 9/11, Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson thông báo sẽ đưa một phi hành đoàn lên Mặt Trăng vào năm 2025, muộn 1 năm so với kế hoạch của chính quyền cựu Tổng thống D. Trump.
-
Kinh tế & Xã hội
NASA xác nhận việc thu được mẫu vật đầu tiên trên sao Hỏa
14:25' - 07/09/2021
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 6/9 xác nhận rằng tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance đã thành công trong việc thu thập mẫu đá đầu tiên cho các nhà khoa học.
-
Công nghệ
NASA tạm dừng hợp tác phát triển tàu đổ bộ Mặt Trăng với SpaceX
14:09' - 20/08/2021
Ngày 19/8, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tạm dừng hợp đồng phát triển tàu vũ trụ đổ bộ Mặt Trăng trị giá 2,9 tỷ USD với Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Jeff Bezos tiếp tục theo đuổi hợp đồng chế tạo tàu vũ trụ với NASA
12:43' - 27/07/2021
Tỷ phú Jeff Bezos đã đề nghị trả cho NASA lên đến 2 tỷ USD nếu cơ quan này trao cho công ty Blue Origin của ông một hợp đồng chế tạo tàu vũ trụ để đưa các phi hành gia quay lại Mặt Trăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat
07:30'
Theo thỏa thuận này, Pony.ai và Tencent tích hợp dịch vụ gọi taxi robot của Pony.ai vào WeChat cùng với những ứng dụng khác như Tencent Maps.
-
Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh: Gần 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử được tích hợp trên ứng dụng Công dân số
16:11' - 25/04/2025
Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo được 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử của người cao tuổi và kết nối đồng bộ trên nền tảng ứng dụng Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Công nghệ
Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao
13:30' - 24/04/2025
Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy cho biết, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và lực lượng lao động năng động,
-
Công nghệ
Thúc đẩy sáng tạo và lan tỏa tri thức số đến toàn dân
08:23' - 24/04/2025
Chiều 23/4, tỉnh Lạng Sơn khai trương cổng thông tin điện tử phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh tại địa chỉ: https://nq57.langson.gov.vn.
-
Công nghệ
Robot hình người của Tesla gặp trở ngại do chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
13:40' - 23/04/2025
Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30' - 23/04/2025
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.
-
Công nghệ
Truyền cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
07:30' - 23/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống.
-
Công nghệ
Magnificent Seven mất 4.200 tỷ USD sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng
17:41' - 22/04/2025
4,2 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường của nhóm “Magnificent Seven” (biệt danh được giới tài chính đặt cho 7 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ) đã bốc hơi chỉ sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Số hóa di sản để bảo tồn, phát huy giá trị bền vững
07:30' - 22/04/2025
Du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng, hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 thứ tiếng.