Kế hoạch khẩn cấp của Pháp để đảm bảo an ninh năng lượng
Mối lo ngại đó bắt nguồn từ đâu, chính phủ sẽ phải làm những gì tránh để xảy ra kịch bản cỗ máy sản xuất của Pháp bị xáo trộn vì mất điện và người dân không có sưởi vào mùa Đông giá rét? Pháp không là một ngoại lệ, mối lo của Đức cũng lớn không kém. Ngược lại, Ba Lan dù lệ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga nhưng Warsaw lại tương đối vững vàng.
Chỉ trong vài tuần tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo “khóa van” của Ba Lan và Bulgaria, giảm xuất khẩu sang Áo, Đức, Italy... và sắp tới đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc đi qua biển Baltic sẽ tạm đóng cửa trong 10 ngày để “kiểm tra kỹ thuật”. Trong thời gian đó châu Âu sẽ mất thêm 40% khí đốt.Sau thông báo tạm đóng đường ống Dòng chảy phương Bắc, giá khí đốt trên thị trường tăng 16% trong một phiên giao dịch. Đức lo ngại hơn cả vì khí đốt Nga đáp ứng đến 35% nhu cầu tiêu thụ nội địa của Đức. Pháp ít bị tác động hơn, nhờ nguồn tiêu thụ chính là điện hạt nhân.Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cuối tháng 6/2022 khẳng định rằng, về năng lượng khả năng tự chủ của Pháp “cao hơn” so với Đức. Nhưng dù đang phải tập trung chuẩn bị cải tổ nội các, bà Borne đã phải khẩn trương đúc kết “kế hoạch năng lượng” tránh để Pháp bị thiếu điện vào mùa Đông sắp tới.* Không còn “chê” than đá gây ô nhiễmBa dấu hiệu rõ nhất thể hiện rằng Pháp đang lo ngại thiếu điện. Trước hết Chính phủ đang rà soát lại tất cả những khâu nào có thể tiết kiệm được năng lượng.Hai là Chính phủ đang tính đến khả năng tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Fessenheim đã đóng cửa cách đây hai năm, và mở cửa trở lại nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá Saint Avold ở tỉnh Moselle, miền Đông Bắc nước Pháp, hoãn kế hoạch đóng cửa nhà máy điện Cordemais trong vùng Loire Atlantique.
Ba là, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn phân phối khí đốt “làm đầy các kho dự trữ”, tối thiểu là 89% thay vì 59% như hiện tại. Nếu đầy, các bồn chứa khí đốt dưới lòng đất có khả năng đáp ứng 1/4 nhu cầu tiêu thụ của Pháp.
Giám đốc tập đoàn Storengy, với 14 trung tâm dự trữ khí đốt tại Pháp và 7 địa điểm khác tại Anh và Đức, ông Pierre Chambon, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự trữ năng lượng. Ông nói: “Điều đó đóng góp vào việc bảo đảm về an ninh năng lượng của Pháp, cho phép chúng ta đối mặt với mọi tình huống, ví dụ như những đợt lạnh bất thường, hay một trục trặc kỹ thuật nào đó trong khâu sản xuất hay chuyên chở để đưa khí đốt đến Pháp”.
Ngoài ra, trong một vài ngày tới chính phủ sẽ ra chỉ thị khuyến cáo từng ngành nghề về chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng. Pháp muốn giảm 10% tiêu thụ năng lượng trong vòng hai năm. Theo Giáo sư Thierry Bros thuộc trường Khoa học Chính trị Paris, không dễ để giảm 10% tiêu thụ trong thời gian ngắn như vậy.Ông nhận định: “Nếu ngày mai chúng ta bị cắt nguồn cung cấp khí đốt – kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra, thì các công ty điện lực vẫn phải sẵn sàng bảo đảm năng lượng cho các nhà máy, tránh để hệ thống sản xuất bị gián đoạn. Về phía các nhà tiêu thụ, từ các công xưởng, văn phòng đến khu vực tư nhân phải chấp nhận dùng ít điện hơn trước. Nhưng tiết kiệm năng lượng, giảm mức tiêu thụ khoảng 10% là rất nhiều”.* Hơn một nửa số lò hạt nhân ngừng hoạt độngYếu tố địa chính trị chỉ giải thích một phần bài toán khó của Pháp hiện nay. Tính đến giữa tháng 5/2022, 29 trong số 56 lò phản ứng hạt nhân của Pháp ngừng hoạt động để sửa chữa hay kiểm tra về các tiêu chuẩn an toàn. Tại một quốc gia mà điện hạt nhân đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ thì đây là một “sự thiếu hụt” rất nghiêm trọng.Theo các thống kê của Chính phủ Pháp, tiêu thụ điện của cả nước trong năm 2021 lên tới gần 2.600 TWh. Năng lượng tái tạo vẫn giữ vị trí khiêm tốn với 14% và than đá chỉ tạo ra khoảng từ 1-2% điện tiêu thụ ở Pháp. Năng lượng tái tạo chưa đủ sức để thay thế hay cho phép giảm áp lực trên thị trường trong lúc ngành điện hạt nhân của Pháp gặp nhiều trở ngại. Điện hạt nhân thế hệ mới sử dụng công nghệ EPR liên tục bị chậm trễ và phải lùi ngày đưa vào hoạt động.* Giảm tiêu thụ và tìm các nguồn tài nguyên mới
Trong tình huống đó, giải pháp trước mắt dường như dễ thực hiện nhất là tiết kiệm điện. Ba tập đoàn cung cấp điện lực tại Pháp (Engie, EDF và TotalEnergies) cũng xem đây là “thượng sách”. Cuối tháng 6/2022 gần 100 lãnh đạo các tập đoàn của Pháp khuyến cáo mọi người cần “tiết kiệm điện ngay từ bây giờ”.Một số khác thì nhìn xa hơn và có vẻ kỳ vọng vào khả năng khai thác năng lượng hóa thạch trong lòng đại dương. Chính xác hơn là giới trong ngành nhắm vào hai mỏ khí đốt được phát hiện hồi năm 2020 ở ngoài khơi Israel và đảo Cyprus. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cam kết hỗ trợ dự án xây dựng đường ống dẫn khí nối liền ba quốc gia Israel, Cyprus và Hy Lạp mang tên EastMed để cung cấp cho thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là châu Âu. Chuyên gia Charles Ellinas, cựu lãnh đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia Cyprus, cho biết: “Mặc dù dự án đã có từ năm 2020 nhưng chưa bao giờ đường ống dẫn khí đốt ở khu vực Đông Địa Trung Hải được cụ thể hóa bởi nhiều lý do.Về mặt kỹ thuật, đường ống này rất dài (1.800 km) và có những đoạn được chôn sâu đến 3.000 m dưới lòng biển. Hơn nữa, đây là một công trình rất tốn kém, dự tính chi phí lên tới từ 8-10 tỷ USD. Đó là chưa kể đến yếu tố địa chính trị, luôn có căng thẳng giữa ba quốc gia liên quan là Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp”.* Mục tiêu giảm khí thải carbon trong chiến lược năng lượng châu ÂuBên cạnh những khó khăn về kỹ thuật đó, sự thật phức tạp hơn bởi việc tham gia vào một dự án khai thác mới đi ngược lại với những mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch, giảm mức thải khí thải carbon. Olivier Vardakoulias, chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức mang tên Mạng lưới Hành động vì Khí hậu (Climate Action Network), nhận xét: “Việc EU tìm cách thay thế khí đốt của Nga bằng cách tìm kiếm những nguồn cung cấp khác và do vậy dự án EastMed có vẻ như được hồi sinh. Tuy nhiên, khai thác một giếng năng lượng hóa thạch mới thì chúng ta cũng vẫn sẽ thải khí gây hiệu ứng nhà kính”.Cựu lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Cyprus còn nêu ra một yếu tố khác nữa đó là dự án EastMed không được các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới ủng hộ: “EU có tham vọng giảm 30% tiêu thụ khí đốt từ nay đến năm 2030 và 80% đến năm 2050. Do đó khai thác một nguồn dự trữ mới như EastMed không phù hợp với mục tiêu giảm lượng khí thải carbon. Hơn nữa trên thực tế, dự án này chỉ được quan tâm ở cấp nhà nước. Các công ty năng lượng lại rất kín tiếng về EastMed. Ngay cả một đối tác lớn trong khu vực là hãng dầu khí của Mỹ Chevron tới nay hoàn toàn im lặng”.* Bài học từ Ba LanVào lúc mà Đức hay Pháp đang chạy nước rút tìm năng lượng thì Ba Lan, tuy rất lệ thuộc vào dầu khí của Nga nhưng lại biết lo xa. Thông tín viên đài RFI Sarah Bakaloglou giải thích: “Ngay từ năm 2019 Ba Lan đã thông báo chấm dứt hợp đồng với Gazprom và để cuối năm 2022 không còn phụ thuộc vào Nga. Do vậy, vào tháng 4/2022, khi tập đoàn khí đốt Nga thông báo ngừng cung cấp cho Ba Lan, đấy là một quyết định được đưa ra sớm hơn vài tháng so với dự kiến. Nga cung cấp đến 45% khí đốt và 75% dầu mỏ tiêu thụ tại Ba Lan. Dù phụ thuộc nhiều vào Nga như vậy, nhưng Warsaw vẫn vận động để EU ngừng nhập khẩu năng lượng Nga.Chính phủ Ba Lan cho biết hơn 2/3 các bồn dự trữ năng lượng đã đầy. Tỷ lệ này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình tại EU, theo Bộ trưởng Môi trường Ba Lan. Hiện tại quốc gia này là thành viên duy nhất có thể từ bỏ các nhà cung cấp Nga nhờ đường ống dẫn khí đốt nối Ba Lan và Lithuania, Ba Lan nhập khẩu khí hóa lỏng của Qatar và Mỹ từ năm 2015 qua một cảng ở gần biên giới với Đức. Từ đầu năm tới lại có thêm một ống dẫn khí đốt khác là Baltic Pipe sẽ hoạt động, đưa khí đốt của Na Uy sang Ba Lan qua Đan Mạch. Trung bình mỗi năm Ba Lan sẽ nhận được khoảng 10 tỷ m3 khí đốt của Na Uy, đáp ứng 50% tiêu thụ nội địa.Nhìn chung châu Âu vẫn lúng túng vì bài toán năng lượng. Pháp hay Đức và Italy thì vừa lệ thuộc vào khí đốt của Nga, vừa luôn phải cân nhắc giữa một bên là mục tiêu giảm khí thải CO2 và bên kia là nhu cầu tiêu thụ điện. Xung đột Nga-Ukraine với hậu quả kèm theo là giá năng lượng bị đẩy lên cao, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng làm lộ rõ những tính toán sai lầm của châu Âu trên bàn cờ năng lượng quốc tế. Có một điều chắc chắn là tham vọng của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga vẫn còn xa vời./.Tin liên quan
-
Tài chính
Lạm phát ở Pháp tăng 5,8% trong vòng một năm
08:11' - 07/07/2022
Ngân hàng trung ương Pháp cũng hy vọng mức độ lạm phát trung bình của năm 2022 sẽ dao động ở mức 5,5%.
-
Tài chính
Mô hình quản lý minh bạch tài sản công của Pháp
14:59' - 05/07/2022
Trong những năm gần đây, tại Pháp việc quản lý tài sản công ngày càng được chú trọng và thường xuyên được gắn với các mục tiêu minh bạch tài sản và chống tham nhũng.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Australia tạo dựng "khởi đầu mới"
17:45' - 02/07/2022
Australia và Pháp là hai quốc gia của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có chung lịch sử hợp tác lâu dài trong khu vực, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Pháp.
-
DN cần biết
Pháp cấm gắn mác "thịt" với các sản phẩm thay thế từ thực vật
12:01' - 01/07/2022
Theo một sắc lệnh của chính phủ Pháp công bố ngày 30/6, các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật sẽ không được phép dán nhãn là “bít tết” hoặc “xúc xích".
-
Doanh nghiệp
TotalEnergies tăng mức chiết khấu dịp Hè đối với giá nhiên liệu tại Pháp
09:49' - 01/07/2022
“Gã khổng lồ” năng lượng của Pháp TotalEnergies cho biết họ sẽ giảm giá 0,12 euro cho mỗi lít nhiên liệu tại các trạm dịch vụ trên đường cao tốc ở Pháp từ ngày 1/7 đến ngày 31/8.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.