Kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn của Đức
Ngày 23/6, Đức đã chuyển sang giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn sau khi Nga giảm lượng giao hàng qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (NS1). Động thái diễn ra trong bối cảnh việc bảo trì hàng năm của NS1 bắt đầu vào ngày 11/7 và sẽ kéo dài trong hai tuần.
Hiện Đức đang nỗ lực chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung từ NS1 bị cắt hoàn toàn hoặc gián đoạn do xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt. Trước tình hình này, Bộ Kinh tế Đức đã đưa ra kế hoạch ba giai đoạn và nền kinh tế hàng đầu châu Âu có thể chuyển sang giai đoạn ba bất kỳ lúc nào trong tương lai.
*Giai đoạn cảnh báo sớmGiai đoạn này được kích hoạt vào ngày 30/3. Điều kiện kích hoạt là có dấu hiệu cụ thể, nghiêm trọng và đáng tin cậy rằng một sự kiện có thể xảy ra và dẫn tới tình trạng nguồn cung khí đốt xấu đi đáng kể và có thể đến mức báo động hoặc khẩn cấp. Các nhà khai thác hệ thống truyền dẫn khí đốt (TSO), điều hành mạng lưới khí đốt, bắt đầu cập nhật cho Bộ Kinh tế Đức về tình hình cung cấp. Các nhà khai thác hệ thống truyền dẫn điện cũng bắt đầu phối hợp để giữ ổn định lưới điện trong trường hợp khí đốt đến các trạm điện giảm và sản lượng giảm. Chính phủ Đức cũng thông báo cho Ủy ban châu Âu về các biện pháp tiếp theo của nước này. *Giai đoạn báo độngGiai đoạn này được khởi động vào ngày 23/6 sau khi nguồn cung từ NS 1 giảm 60% sau sự cố sửa chữa tuabin. Văn bản chính thức cho biết có sự gián đoạn trong nguồn cung khí đốt hoặc nhu cầu khí đốt đặc biệt cao dẫn đến nguồn cung khí đốt giảm đáng kể, nhưng thị trường vẫn có thể đối phó với tình trạng gián đoạn mà không cần thực hiện các biện pháp phi thị trường. Bộ Kinh tế Đức đã ngừng kích hoạt một điều khoản có thể cho phép các công ty điện nước chuyển gánh nặng chi phí tăng cao từ việc mua khí đốt trên thị trường giao ngay để đáp ứng các nghĩa vụ cung cấp cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp. Một dự luật được Hạ viện thông qua vào ngày 7/7 và được Thượng viện thông qua vào ngày 8/7 bao gồm các phương án khởi động cơ chế chia sẻ giá để mang lại lợi ích cho tất cả người tiêu dùng thay vì để giá cao hơn ảnh hưởng đến các lĩnh vực riêng lẻ trong chuỗi giá trị. *Giai đoạn khẩn cấpGiai đoạn này sẽ được thực hiện khi nhu cầu về khí đốt đặc biệt cao, nguồn cung gián đoạn đáng kể và tất cả các biện pháp dựa trên thị trường liên quan đã được thực hiện, nhưng nguồn cung vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu, do đó, cần phải thực hiện các biện pháp bổ sung phi thị trường, để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho các khách hàng. Sự can thiệp của nhà nước sẽ bắt đầu khi các nguyên tắc cơ bản của thị trường không còn phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý mạng lưới của Đức, Bundesnetzagentur sẽ phân bổ lại nguồn cung khí đốt, nhằm bảo vệ khách hàng và giảm thiểu thiệt hại.Nói chung, trước hết, nguồn cung cho ngành công nghiệp sẽ bị cắt giảm, trong khi các hộ gia đình và các cơ sở quan trọng như bệnh viện tiếp tục nhận được nguồn cung khí đốt./.
- Từ khóa :
- đức
- khí đốt
- nguồn cung khí đốt
- dòng chảy phương bắc 1
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nước châu Âu ứng phó với khủng hoảng khí đốt
07:55' - 11/07/2022
Trong bối cảnh phải chuẩn bị lượng khí đốt dự trữ cho mùa Đông tới, nhiều nước châu Âu đã có những chiến lược riêng để ứng phó với những khó khăn liên quan tới nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Italy chỉ suy thoái khi bị cắt nguồn cung khí đốt từ Nga
19:03' - 09/07/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Ignazio Visco khẳng định nước này “chỉ rơi vào suy thoái kinh tế trong trường hợp các nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt đứt”.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina mở thầu dự án đường ống dẫn khí đốt lớn nhất nước
11:08' - 09/07/2022
Ngày 8/7, Tập đoàn Năng lượng nhà nước ENARSA của Argentina tuyên bố mở thầu thi công giai đoạn đầu tiên của dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên cố Tổng thống Néstor Kirchner.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.