Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước
Trong khuôn khổ Đề án Phát triển thị trường trong nước, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 của Bộ Công Thương, sáng 2/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đã tổ chức hội nghị “Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước”.
Là một doanh nghiệp đầu mối, kết nối, thu mua và điều phối hàng hóa với các nhà sản xuất, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc Công ty cổ phần hỗ trợ sáng kiến kinh doanh tác động MEVI cho biết, doanh nghiệp hiện đang phân phối trên 200 sản phẩm của trên 60 doanh nghiệp. Công ty đang phân phối cho gần 30 đại lý và 30 nhà phân phối ký kết hợp đồng liên kết, các cửa hàng thực phẩm và siêu thị. Vì kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nên tiêu chí đầu vào đầu tiên của MEVI là an toàn và minh mạch, truy suất nguồn gốc rõ ràng; tiếp đó là tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc miền núi và môi trường. Để tránh được mùa mất giá, công ty cũng đã hỗ trợ, hướng dẫn các nhà sản xuất chủ động sản xuất, hay tạo ra các sản phẩm mới. Tạo cầu nối cho các thành viên là cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước, Liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng Việt Nam (VCCU) quy tụ các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa vào trong Liên hiệp thông qua hợp đồng cung cấp, tiêu thụ để điều tiết hàng hóa. Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch VCCU chia sẻ, VCCU là chuỗi khép kín, không qua trung gian và sản phẩm được kiểm soát chất lượng bằng tem truy suất hành trình sản phẩm kết hợp với thành toán bảo mật, hợp đồng tự động giúp các bên tham gia cùng theo dõi, giám sát chuỗi một cách minh bạch. Thực tế, dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn phức tạp thì việc tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, Hiệp hội mong muốn kết nối các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt để đẩy mạnh tiêu thụ thị trường nội địa nhằm hỗ trợ sản xuất cũng như để hàng hóa đến người tiêu dùng gần nhất và chất lượng tốt nhất. Tại hội nghị, các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà phân phối lớn sẽ có cơ hội tham quan hàng hóa, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm để từ đó có những hợp đồng liên kết, đưa những sản phẩm chưa được tham gia vào thị trường hiện đại có cơ hội tham gia và cung cấp đến người tiêu dùng. Vừa qua, nông dân đã chú trọng nhiều hơn để sản xuất an toàn, áp dụng các công nghệ, quy trình kỹ thuật mới để sản xuất, tuy nhiên họ vẫn rất khó tiêu thụ khi bị tư thương ép giá, nguồn thu không đủ bù chi. Các buổi kết nối, xúc tiến thương mại sẽ là cơ hội cho các hợp tác xã chưa tham gia thị trường, tại đây các nhà bán lẻ và nhà sản xuất gặp gỡ trực tiếp để có được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với nguồn gốc rõ ràng. Việc cắt bớt các khâu trung gian sẽ giúp giá bán của sản phẩm từ các nhà bán lẻ sẽ đến người tiêu dùng hạ thêm và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có những sản phẩm đa dạng hơn, có nhiều sự lựa chọn với các sản phẩm tốt. Bà Vũ Thị Hậu cho rằng, các nhà sản xuất cần có mục tiêu của mình, đó là mục tiêu sản xuất gắn liền với kinh doanh. Các nhà sản xuất cũng cần có bộ phận kinh doanh riêng của mình vì các nhà bán lẻ cũng không thể đảm nhận, bao quát hết được để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Hay những hộ kinh doanh cũng không thể liên kết trực tiếp với các nhà bán lẻ, do đó họ phải tạo mối liên kết giữa các hộ, hay tham gia vào các hợp tác xã để đưa sản phẩm ra thị trường. Về việc các nhà sản xuất còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các nhà phân phối, bán lẻ, bà Vũ Thị Hậu cho rằng, các nhà bán lẻ muốn sản phẩm phải đạt chất lượng để giữ gìn uy tín, thương hiêu, đồng thời phải dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó 2 bên phải tôn trọng và thực hiện đúng cam kết các hợp đồng. Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế và xã hội, gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa ngay cả thị trường trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua, hàng hóa thiết yếu cho người dân trong nước vẫn được phục vụ thông suốt và được đảm bảo, đóng góp lớn vào tăng trưởng lớn của ngành bán lẻ Việt Nam với tăng trưởng dương. Trong 9 tháng năm 2020, hàng hóa bán lẻ vẫn có mức tăng trưởng 5%. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất kinh doanh trong nước, bà Lê Việt Nga kỳ vọng thời gian tới sẽ thúc đẩy kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cần tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, nông dân tham gia vào các chuỗi phân phối hàng Việt Nam tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong khuôn khổ hội nghị cũng diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam và Công ty An Việt; Liên hiệp hợp tác xã tiêu dùng Việt Nam (VCCU) với Hợp tác xã Sông Hồng, Công ty TNHH AP Phú Hưng, Hợp tác xã sản xuất dược liệu Phú Lương…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tiềm năng xuất khẩu đến thị trường Nam Mỹ sau dịch COVID-19
22:34' - 01/10/2020
Các nước Mercosur (Nam Mỹ) là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng truyền thống.
-
Hàng hoá
Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường đạt hiệu quả
10:13' - 30/09/2020
Những tháng cuối năm, thị trường và giá cả hàng hóa sẽ có những diễn biến phức tạp do hoạt động buôn lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả, không đảm bảo an toàn thực phẩm gia tăng.
-
Hàng hoá
Sản xuất vụ Đông gắn với thị trường tiêu thụ
17:30' - 28/09/2020
Đến nay, hầu hết các địa phương phía Bắc đều xác định vụ Đông là vụ chính, sản xuất hàng hóa chính với sản phẩm đa dạng, có thị trường tiêu thụ và mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân.
-
Hàng hoá
Liên kết tiêu thụ sản phẩm trái bưởi Sóc Trăng
07:53' - 26/09/2020
Ban Quản lý dự án phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng vừa ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm trái bưởi giữa Công ty cổ phần Vinagreenco và Hợp tác xã bưởi Thành Công.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.