Kết nối đô thị sáng tạo tương tác cao - Bài 1: Định hình “thành phố trong thành phố”
Dự kiến ngày 31/12/2020, UBND Tp. Hồ Chí Minh sẽ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức.
Đây cũng là cơ sở pháp lý để thành phố triển khai xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông tại thành phố Thủ Đức.
Thực hiện nhiệm vụ này, thành phố sẽ tổ chức nhiều phần việc liên quan đến quy hoạch cho đến kêu gọi đầu tư vào từng khu vực, từng dự án thành phần…
Hiện tại, kết nối thành phố Thủ Đức với các khu vực khác, bao gồm khu vực trung tâm Tp. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận gồm Đồng Nai, Bình Dương vẫn chỉ là kết nối hiện hữu của ba quận gồm Quận 2, Thủ Đức và Quận 9.
Ngoài các kết cấu hạ tầng kết nối được hình thành từ trước khi có quy hoạch thành phố Thủ Đức và trong quy hoạch hạ tầng khu Đông Tp. Hồ Chí Minh cũng chưa có dự án nào được bổ sung mới.
TTXVN giới thiệu loạt 4 bài viết về hiện trạng thành phố Thủ Đức hiện nay và định hình trong tương lai khi triển khai các nội dung quy hoạch cũng như vai trò liên kết phát triển giữa khu vực này với các địa phương lận cận về hạ tầng giao thông, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Tp. Hồ Chí Minh cũng như của cả khu vực phía Nam.
Bài 1: Định hình “thành phố trong thành phố”
Việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Tp. Hồ Chí Minh không phải bước đột phá trong tư duy mà đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với Tp. Hồ Chí Minh, đây được kỳ vọng sẽ là mô hình tạo nên đột phá mới, thúc đẩy phát triển nhanh của thành phố trong giai đoạn tới.
Dự kiến vào ngày 31/12 tới đây, Tp. Hồ Chí Minh sẽ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Thủ Đức, một dấu mốc quan trọng để chính thức thực hiện xây dựng mô hình “thành phố trong thành phố”.
Chiếm 7% GDP cả nước
Thành phố Thủ Đức trực thuộc Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở sắp xếp Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức có diện tích 211,56 km2, dân số hơn 1 triệu người, với 34 phường. Về vị trí, thành phố Thủ Đức giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Bình Thạnh (Tp. Hồ Chí Minh) và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, mục tiêu cốt lõi của thành phố Thủ Đức là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Tp. Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Giai đoạn 2017 – 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 quận trên luôn đạt hơn 10% gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng.
Thông tin về các chỉ tiêu và tiến độ quy hoạch, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến dân số thành phố Thủ Đức cư trú sẽ đạt mức 1,5 triệu người vào năm 2030, đạt mức 1,9 triệu người vào năm 2040 và đạt mức 3 triệu người vào năm 2060. Vì thế quy hoạch đô thị sẽ tính toán cho mức dân số tối đa để chuẩn bị cho nhu cầu tương lai.
Cụ thể, giao thông công cộng cần đáp ứng 50% - 60% nhu cầu đi lại. Mạng lưới đường trục chính đô thị cần hoàn thiện với khoảng cách giữa các tuyến đường từ 4 - 6 km.
Đến năm 2040, đảm bảo 10% diện tích thành phố Thủ Đức sẽ là công viên, 1.000 - 1.200 ha đất công nghiệp sẽ được bố trí để đảm bảo không gian sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu phát triển.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố Thủ Đức sẽ là hạt nhân và một cực tăng trưởng mới thúc đẩy phát triển cho Tp. Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, qua đó góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế.
Về tổng thể, thành phố Thủ Đức có vị trí quan trọng trong vùng tam giác Tp. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố với các tỉnh Đông Nam Bộ.
Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Tp. Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức tiếp giáp khu vực trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, giáp thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai, thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An của tỉnh Bình Dương.
Hiện nay Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức cũng đã hình thành các nền tảng quan trọng, gồm khu Công nghệ cao quy mô 913 ha (Quận 9) có tỷ lệ đầu tư lấp đầy khoảng 90% với 156 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 7,1 tỷ USD. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức) diện tích khoảng 643 ha, có trên 10.000 giảng viên, trong đó có hơn 1.000 giáo sư, tiến sỹ và khoảng 100.000 sinh viên. Trong khi đó, Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích khoảng 657 ha, chức năng chính là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ và dân cư hiện đại.
Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Thủ Đức cũng có hạ tầng giao thông tương đối phát triển. Hệ thống hạ tầng đồng bộ gồm có tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng, cảng Cát Lái…
Dự kiến, sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng 7% GDP của cả nước. Thông qua những thay đổi trong cơ chế phân cấp về ngân sách, Tp. Hồ Chí Minh được tăng cường khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại thành phố Thủ Đức theo cơ chế phân bổ có yếu tố ưu tiên đối với các ngành đặc thù mũi nhọn, phù hợp theo định hướng đô thị sáng tạo. Mặt khác, việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ dần hình thành nền tảng vững chắc cho các cam kết của chính quyền với nhà đầu tư, đảm bảo tính ổn định của các cơ chế, chính sách.
“Phác thảo” thành phố Thủ Đức tương lai
Theo đề án Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, thành phố Thủ Đức sẽ có 8 khu vực trọng tâm. Cụ thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm giữ vai trò là trung tâm công nghệ tài chính, là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng trong cự ly gần tới trung tâm hiện hữu thành phố. Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc nhằm phát triển thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nhã cho rằng, đây là một trong các lợi thế cạnh tranh giúp Tp. Hồ Chí Minh trở nên khác biệt với các đô thị trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp cho việc thu hút người lao động có thu nhập cao chọn địa điểm sinh sống tại Thành phố.
Khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học sẽ tạo ra sản phẩm mang tính đột phá, tự động sản xuất, trở thành nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương.
Khu Đại học Quốc gia thành phố - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục là một quần thể giáo dục đào tạo và khởi nghiệp sáng tạo.
Về chức năng phát triển đô thị, Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái, được quy hoạch sẽ tận dụng các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Đông Quận 9 để thúc đẩy du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng và trung tâm chế biến thực phẩm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, Khu Tam Đa sẽ cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành, vừa kết nối với các hạ tầng giao thông quan trọng bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt nối với sân bay quốc tế mới, vừa cho phép phát triển có giới hạn và sử dụng kỹ thuật cao để giảm thiểu tác động môi trường, vừa bảo tồn các khu vực đa dạng nhất về sinh học.
Trong khi đó, Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai phát triển theo mô thành phố thông minh, một “phòng thí nghiệm đô thị” tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật. Những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ sẽ diễn ra tại đây.
Là trung tâm kết nối giao thông vùng Đông Nam Bộ, Khu cảng quốc tế Cát Lái sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của cảng Cát Lái, chuyển đổi công nghệ cảng để hoạt động hiệu quả hơn.
Thủ Đức cũng sẽ là trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam được quy hoạch nhằm tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, thành phố Thủ Đức sẽ có 3 giai đoạn phát triển; trong đó giai đoạn 1 (2020 – 2022) là giai đoạn khởi tạo, giai đoạn 2 (2023 – 2030) là giai đoạn triển khai, giai đoạn 3 (2030 – 2040) là giai đoạn hoàn thiện. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2020 – 2025 nhu cầu vốn nhà nước đi vay hoặc phát hành trái phiếu ước tính hơn 41.660 tỷ đồng.
Hiện thành phố đang khẩn trương các công việc để sớm hoàn thiện đồ án quy hoạch, tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư vào từng khu vực, lập dự án thành phần…
Quy hoạch thành phố Thủ Đức sẽ được cập nhật vào quy hoạch điều chỉnh chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Đây là cơ sở cho sự gắn kết, liên kết phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức thành lập thành phố Thủ Đức
12:39' - 10/12/2020
Với Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, TP Thủ Đức chính thức được thành lập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Thủ Đức có thể đóng góp tới 7% GDP cả nước
19:21' - 09/12/2020
Việc thành lập thành phố Thủ Đức là rất cần thiết nhằm nâng cao vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế của cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện dự án tại Long An
19:13' - 13/08/2022
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện Dự án ĐT.827E trên địa bàn tỉnh Long An.
-
Bất động sản
Thành lập thị trấn Bình Phú (Tiền Giang) và thị xã Chơn Thành (Bình Phước)
07:34' - 13/08/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và thành lập thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
-
Bất động sản
Thủ đô Seoul ngừng cấp phép xây dựng nhà ở ngầm và bán ngầm
10:11' - 12/08/2022
Chính quyền Thủ đô Seoul đã quyết định đình chỉ hoàn toàn cấp giấy phép xây dựng cho căn hộ ngầm và bán ngầm sử dụng cho mục đích làm nhà ở trong tương lai.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ đọng
09:11' - 12/08/2022
Tình trạng nợ đọng không thanh toán được khá phổ biến ở các doanh nghiệp, vì thế các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng trước nguy cơ phá sản nếu không thu hồi được nợ.
-
Bất động sản
Giá nhà tại New Zealand giảm lần đầu tiên kể từ năm 2011
14:16' - 11/08/2022
Theo Viện Bất động sản New Zealand - REINZ, giá nhà trung bình tại nước này trong tháng Bảy giảm lần đầu tiên kể từ năm 2011.
-
Bất động sản
Hà Nội rà soát, xử lý 700 dự án sử dụng đất chậm triển khai
11:03' - 11/08/2022
Qua rà soát, trên địa bàn Hà Nội có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha.
-
Bất động sản
Tập đoàn Hưng Thịnh công bố xây 150.000 nhà ở xã hội
10:05' - 11/08/2022
Mới đây Tập đoàn Hưng Thịnh đã công bố xây 150.000 nhà ở xã hội, góp phần giải “cơn khát” nhà ở dành cho người lao động, người có thu nhập thấp.
-
Bất động sản
Giá bất động sản sẽ giảm 30%?
09:43' - 11/08/2022
Thị trường bất động sản Việt Nam đang ở mức "chân không tới đất, đầu không tới trời". Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa qua đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở.
-
Bất động sản
Nghệ An khắc phục tồn tại trong việc lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị
09:02' - 11/08/2022
Tỉnh Nghệ An đang tập trung các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị.