Kết thúc kỷ nguyên khí đốt giá rẻ của Nga ở EU
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 8/2024 đã tuyên bố sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng và thông báo để Liên minh châu Âu (EU) có thời gian chuẩn bị. Ủy ban châu Âu (EC) nhận định hệ thống khí đốt của lục địa này “có khả năng phục hồi và linh hoạt”. Mặc dù vậy, Nga vẫn có thể vận chuyển khí đốt đến Hungary, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia, thông qua đường ống TurkStream xuyên Biển Đen.
Việc ngưng dòng khí đốt chảy qua Ukraine đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên khí đốt giá rẻ của Nga ở EU. Slovakia là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi EC cho biết tác động của việc dừng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ Ukraine sẽ được giảm thiểu nhờ sự chuẩn bị kĩ lưỡng và nguồn cung thay thế. Tuy nhiên, việc Ukraine "khóa van” có tác động mang tính chiến lược và biểu tượng rất lớn đối với toàn bộ châu Âu.Nga đã mất đi một thị trường quan trọng nhưng Tổng thống Vladimir Putin cho biết các quốc gia EU sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn. EU đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào năm 2022, nhưng một số quốc gia thành viên khu vực Đông Âu vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp này, mang lại cho Nga khoảng 5 tỷ euro (5,2 tỷ USD) mỗi năm.Khí đốt từ Nga chiếm chưa đến 10% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU vào năm 2023, so với mức 40% của năm 2021, theo số liệu chính thức của khối này. Tuy nhiên, một số quốc gia EU, bao gồm Slovakia và Áo, vẫn tiếp tục nhập khẩu một lượng khí đốt đáng kể từ Nga.
Cơ quan quản lý năng lượng của Áo cho biết họ không dự báo bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào vì nước này đã đa dạng hóa các nguồn cung và đảm bảo nguồn dự trữ. Nhưng quyết định của Ukraine đã gây ra căng thẳng nghiêm trọng với Slovakia, hiện là điểm nhập khẩu chính của khí đốt Nga vào EU và họ cũng thu được phí trung chuyển khí đốt sang Áo, Hungary và Italy.Một quốc gia không thuộc EU là Moldova cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine kết thúc. Khí đốt Nga cung cấp nhiên liệu cho một nhà máy điện mà Moldova phụ thuộc vào để đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nước này. Nhà máy này cũng cung cấp điện cho khu vực ly khai Transnistria, một dải đất nhỏ nằm giữa Moldova và Ukraine. Bộ trưởng Năng lượng Moldova Constantin Borosan cho biết chính phủ đã có các biện pháp để đảm bảo nguồn cung điện ổn định cho đất nước, nhưng kêu gọi công dân tiết kiệm năng lượng. Tình trạng khẩn cấp 60 ngày về năng lượng đã được ban hành ở Moldova từ giữa tháng 12/2024.Nga đã vận chuyển khí đốt đến châu Âu đi qua Ukraine từ năm 1991. Khi EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, khối này đã tìm được các nguồn thay thế là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar và Mỹ cũng như khí đốt qua đường ống từ Na Uy.
Vào tháng 12/2024, EC đã vạch ra các kế hoạch mà họ cho biết sẽ cho phép các quốc gia thành viên EU thay thế hoàn toàn khí đốt trung chuyển qua Ukraine. Theo các kế hoạch dự phòng của EU, các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ được cung cấp khí đốt của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania từ đường ống xuyên Balkan, trong khi khí đốt của Na Uy sẽ được vận chuyển qua Ba Lan. Nhiều nguồn cung cấp khác cũng sẽ đến được Trung Âu qua Đức.Việc chấm dứt thoả thuận trung chuyển khí đốt qua Ukraine có nguy cơ đẩy tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vào tình thế nan giải.Theo giải thích từ nhà nghiên cứu Thierry Bros, Giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị Sciences Po với nhật báo kinh tế Les Echos, năm 2023, tập đoàn khí đốt mà nhà nước Nga là cổ đông chính, đã bị thất thu đến 6,4 tỷ euro, một con số kỷ lục chưa từng có tính từ năm 1999.Nếu như năm 2022, hãng khí đốt lớn nhất nước Nga có thể nghe theo lệnh của điện Kremlin ngưng bán khí đốt cho châu Âu, thì tình hình trong năm 2024 đã khác hẳn. Gazprom buộc phải “giảm chi phí ở bất kỳ nơi nào có thể, giảm cả các khoản đầu tư. Khả năng duy nhất hiện nay có lẽ là cắt giảm việc làm, nhưng với nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội - một điều mà điện Kremlin không ủng hộ”.Làm thế nào để duy trì gần 500.000 việc làm tại một tập đoàn có mức doanh thu chiếm đến 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga? Việc tiếp tục cung cấp một phần khí đốt cho châu Âu có thể là một giải pháp ưu tiên. Theo ước tính của ông Thierry Bros, Gazprom phải bán được 11 tỷ USD khí đốt mỗi quý để cân đối các chi phí cố định. Nhưng những hợp đồng còn lại trên thế giới còn xa mới đạt được mục tiêu này. Trong khi đó, việc ngưng giao khí đốt cho châu Âu qua ngả Ukraina khiến Nga thất thu đến 6,5 tỷ USD mỗi năm.Khó khăn ngày nay của Gazprom cũng một phần do những sai lầm về chiến lược. Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga chỉ đặt cược nhiều vào các đường ống dẫn mà chưa bao giờ phát triển năng lực về khí hóa lỏng (LNG), để lại phân khúc thị trường này cho nhiều đối thủ cạnh tranh như Novatek cũng của Nga. Hiện tại, nhà máy sản xuất khí hóa lỏng của Gazprom chỉ mới bắt đầu xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Italy trong năm 2024, với năng suất 1,5 triệu tấn một năm, thấp hơn 11 lần so với Yamal của Novatek.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng
09:42' - 03/01/2025
Giá khí đốt bán buôn đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm, sau khi nguồn cung từ Nga sang châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine đã dừng lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Giá khí đốt có thể tăng mạnh trong năm 2025
07:51' - 03/01/2025
Các chuyên gia cho biết thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine hết hiệu lực có thể sẽ làm giá khí đốt từ các nguồn cung cấp thay thế tăng mạnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ dọn dẹp chất thải độc hại sót lại sau thảm họa khí đốt Bhopal
16:12' - 02/01/2025
Mới đây, nhà chức trách Ấn Độ đã bắt đầu công tác loại bỏ hàng trăm tấn chất thải nguy hại còn sót lại sau hơn 40 năm kể từ khi xảy ra thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới ở thành phố Bhopal.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đường ống thay thế khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine hết hạn
18:05' - 01/01/2025
Ủy ban châu Âu cho biết, cơ sở hạ tầng khí đốt của châu Âu đủ linh hoạt để cung cấp khí đốt không có nguồn gốc từ Nga cho các nước Trung và Đông Âu thông qua các tuyến đường thay thế.
-
Kinh tế Thế giới
Đóng cửa tuyến đường dẫn khí đốt lâu đời nhất của Nga tới châu Âu
16:39' - 01/01/2025
Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine từ ngày 1/1/2025, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm hết hạn và hai nước đã không đạt được thỏa thuận mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những yếu tố cản trở kinh tế Australia phát triển trong năm 2025
06:30' - 06/01/2025
Năm 2025 sẽ đánh dấu một sự thay đổi, nhưng không phải là một sự thay đổi nhanh chóng.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với ngành dệt may Indonesia
05:30' - 06/01/2025
Tờ Fibre2 Fashion mới đây đăng bài viết nhận định, ngành dệt may Indonesia đã trải qua một năm 2024 đầy thử thách.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo
05:30' - 05/01/2025
Nhật báo Les Echos của Pháp dự báo năm 2025 sẽ được đánh dấu bởi ứng dụng mới của trí tuệ nhân tạo (AI) với những cuộc chiến mới giữa các “gã khổng lồ” công nghệ trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Sức mạnh công nghệ của Nhật Bản – Bài cuối: Các thị trường tiềm năng
06:30' - 04/01/2025
Hiện vẫn chưa chắc liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có thúc đẩy đường sắt cao tốc ở Mỹ hay không. Trước đó, ông Trump đã than thở rằng nước Mỹ không có dịch vụ vận tải loại này.
-
Phân tích - Dự báo
Sức mạnh công nghệ của Nhật Bản – Bài 1: Thiếu cạnh tranh về chi phí
05:30' - 04/01/2025
Tàu cao tốc Shinkansen là kỳ quan kỹ thuật, là sức mạnh công nghệ và biểu tượng trường tồn của phép màu kinh tế Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh. Tuy nhiên, công nghệ này chưa thể vươn ra toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường trí tuệ nhân tạo của Nga sẽ tăng trưởng mạnh
16:28' - 03/01/2025
Thị trường trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tăng trưởng gấp bội vào năm 2025 - theo nhiều ước tính khác nhau, nó có thể đạt khối lượng lên tới 800 tỷ ruble (7,2 tỷ USD).
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường nhà đất Mỹ chưa có nhiều dấu hiệu "tan băng"
16:16' - 03/01/2025
Thị trường bất động sản Mỹ vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn quen thuộc: lãi suất vay mua nhà cao, nguồn cung khan hiếm và khả năng chi trả ngày càng xa vời.
-
Phân tích - Dự báo
Sự thật về “bẫy thu nhập trung bình”
06:30' - 03/01/2025
Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình đang phải vật lộn để gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế phát triển.
-
Phân tích - Dự báo
Mục tiêu đầu tư khởi nghiệp của Nhật Bản gặp nhiều thách thức
05:30' - 03/01/2025
Báo Japan Times mới đây đăng bài viết cho rằng mục tiêu đầu tư khởi nghiệp trị giá 10.000 tỷ yen (63 tỷ USD) của Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn.