Khả năng Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong năm 2016
Trong nhiều thập niên qua, chủ trương mậu dịch mở cửa và tự do chưa khi nào phải đối mặt với môi trường chính trị bất lợi như hiện nay, với việc cả 3 ứng cử viên tổng thống: Donald J. Trump, Hillary Clinton và Bernie Sanders đều công khai tỏ ra thù địch với TPP.
Tuy nhiên, những người ủng hộ văn kiện này đang hy vọng rằng nguy cơ người kế nhiệm ông Obama hủy bỏ hiệp định này đang tạo động lực mới để những người chủ trương mậu dịch tự do bắt đầu một cuộc vận động mới nhằm thuyết phục Quốc hội tiến hành bỏ phiếu cho TPP trước khi bước sang năm 2017.
Tờ New York Times mới đây đã có bài viết cho rằng chính môi trường chính trị khắc nghiệt đang đe dọa và làm chết yểu hiệp định TPP mà Tổng thống Obama ký với 11 quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương, trên thực tế lại có thể giúp văn kiện này giành được sự thông qua tại Quốc hội trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới.
Động lực này, cùng với một số diễn biến hậu trường gần đây (nổi bật là vấn đề trợ giá thịt lợn của Nhật Bản, quyền của người lao động và dữ liệu của các công ty tài chính) đã làm dịu bớt phần nào quan ngại của những người đang do dự, đồng thời làm dấy lên hy vọng cho những người tán thành TPP.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đại sứ thương mại của ông Obama, ông Michael B. Froman nói: "Hiện tại, chúng ta có tổng thống, thủ lĩnh phe đa số và chủ tịch quốc hội đều tán thành tự do mậu dịch.
Phát biểu của ông Froman cho thấy khả năng sắp diễn ra một cuộc tập hợp lực lượng những người ủng hộ TPP. Để dọn đường cho quốc hội "vịt què" tiến hành bỏ phiếu về TPP sau khi kết thúc ngày bầu cử, những người ủng hộ văn kiện này có thể sẽ bắt đầu các cuộc điều trần vào tháng 9.
Phát biểu tại Việt Nam trong chuyến thăm mới đây, ông Obama đã dự đoán rằng Quốc hội sẽ thông qua TPP. Lý do khiến chính phủ tự tin như vậy đó là 1 năm trước, Quốc hội đã thông qua cái gọi là Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA), còn gọi là Quyền đàm phán nhanh cho tổng thống.
Và hiện tại, những người ủng hộ TPP đang trông đợi vào sự ủng hộ của các nhà xuất khẩu Mỹ. Chẳng hạn như sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà sản xuất thịt bò và một số tổ chức khác sẽ ngăn cản được các hạ nghị sĩ ở những bang nông thôn quay lưng với TPP do lo ngại ông Trump thắng cử sẽ phủ quyết hiệp định này.
Kent Bacus, Giám đốc phụ trách thương mại quốc tế của Hiệp hội thịt bò toàn quốc, nói: "TPP sẽ hạ mức thuế từ 38,5% xuống chỉ còn 9%" đối với thịt bò của Mỹ được bán tại Nhật Bản.
Vẫn còn một vấn đề lớn chưa được giải quyết, đó là những điều khoản làm giảm sự kiểm soát độc quyền của các công ty dược phẩm Mỹ đối với các loại thuốc sinh học. Ngành này đang phản đối sự thay đổi theo quy định của TPP và có đồng minh chủ chốt là Thượng nghị sĩ (Cộng hòa) Orrin G. Hatch của bang và hiện là Chủ tịch Ủy ban Tài chính.
Trong một tuyên bố, ông Hatch cho biết: "Nếu Tổng thống muốn TPP được thông qua, ông sẽ phải làm việc với Quốc hội để giải tỏa những quan ngại. Tôi hy vọng rằng kết thúc cuộc trao đổi, tôi cùng nhiều đồng nghiệp có thể ủng hộ TPP".
Trong khi đó, cộng sự của ông Hatch, Hạ nghị sĩ (Cộng hòa) Kevin Brady của bang Texas đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi trong một tuyên bố đã ca ngợi TPP, song nói "ông sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền để giải quyết những quan ngại còn lại của các hạ nghị sĩ"./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tránh tình trạng gian lận xuất xứ để hưởng ưu đãi từ TPP
12:10' - 05/06/2016
Nhiều ý kiến quan ngại cho rằng, do hạn chế về năng lực nên không ít doanh nghiệp sẽ tìm cách làm giả Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để được hưởng ưu đãi từ TPP.
-
Kinh tế Thế giới
TPP đưa Mexico thành nhà xuất khẩu phụ tùng ô tô số 1 sang Mỹ
09:51' - 25/05/2016
Theo Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ, Mexico sẽ trở thành nước xuất khẩu số 1 về phụ tùng và linh kiện ô tô sang Mỹ trong 30 năm đầu tiên triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
-
Kinh tế Việt Nam
TPP thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập
21:49' - 23/05/2016
Ngày 23/5, Giám đốc điều hành AmCham bày tỏ tin tưởng rằng TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các công ty, nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao TPP vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận?
06:02' - 19/05/2016
Đàm phán về các FTA đang là xu hướng chủ đạo trong thương mại mà các nước nào cũng tham gia. Thế nhưng TPP - một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao - vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.