Khắc phục "thẻ vàng" IUU - Bài 1: Cà Mau triển khai nhiều giải pháp “mạnh tay”
Với một địa phương dựa nhiều vào phát triển kinh tế thuỷ sản như Cà Mau, thì việc chung tay gỡ thẻ vàng cho thuỷ sản Việt Nam đang là mục tiêu tối quan trọng nhằm đảm bảo những mục tiêu về tăng trưởng kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Bài 1: Cà Mau triển khai nhiều giải pháp “mạnh tay”
Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển 254 km và diện tích ngư trường 80.000 km2, Cà Mau được xem là một trong những địa phương có tiềm năng kinh tế thủy sản lớn nhất cả nước. Thế nhưng từ năm 2010 đến nay, cũng xảy ra tình trạng tàu cá và thuyền viên của tỉnh bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
Theo nhận định của UBND tỉnh Cà Mau, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài được xác định là vì lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó là sự vào cuộc của các địa phương tuyến ven biển chưa thật sự sâu sát và quyết liệt.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, cho biết, sau khi thực hiện những giải pháp mạnh đối với các chủ tàu vi phạm vùng biển nước ngoài như: không cho các chủ tàu được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ); xử phạt vi phạm hành chính các chủ tàu ở mức cao nhất; buộc chủ tàu chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước; tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy phép khai thác thủy sản từ 3 - 6 tháng... thì năm 2017, số lượng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển và bị nước ngoài bắt giữ giảm 16 tàu so với năm 2016. Tuy nhiên, từ ngày 23/10/2017 đến nay, tình trạng này lại tiếp tục tái diễn và có chiều hướng tăng nhanh; trong đó, huyện Trần Văn Thời dẫn đầu, có đến 16 tàu vi phạm, kế đến là huyện U Minh với 2 tàu vi phạm. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; trong đó, đề nghị Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, khi để nhiều tàu cá và ngư dân trên địa bàn khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài sau ngày 23/10/2017 đến nay. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện U Minh tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và các đơn vị khi để xảy ra 2 vụ tàu cá ở xã Khánh Hội và Khánh Lâm với 12 thuyền viên bị phía Thái Lan bắt giữ, khả năng do khai thác vi phạm vùng biển Thái Lan vào ngày 19 và 21/3 vừa qua. Các địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa cho người dân về nâng cao ý thức trong việc khai thác trái phép vùng biển nước ngoài. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách tăng cường quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, ngày 12/4 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU; trong đó, Chỉ thị đã đưa ra hình thức xử lý sẽ áp dụng là thu hồi vĩnh viễn bằng thuyền trưởng, giấy phép hoạt động đối với tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt; trong đó, yêu cầu các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp và kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Từ đó tiến tới mục tiêu nhằm ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cần tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt thời gian tới, nên phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân.
Đồng thời, Cà Mau sẽ triển khai việc bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá; xử phạt, xử lý nghiêm ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật đối với chủ tàu, thuyền trưởng, đối tượng móc nối, môi giới đưa tàu, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép... Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Cà Mau cho biết, các tàu khi ra khơi không được tắt thiết bị giám sát hành trình, nếu tắt thì phải báo ngay cho gia đình và bộ đội biên phòng gần nhất. Đồng thời, các tàu phải có nhật ký khai thác đánh bắt xa bờ, hàng tuần thuyền trưởng phải liên hệ với gia đình, đồn hoặc trạm biên phòng. Nếu cố tình vi phạm sẽ tước bằng thuyền trưởng vĩnh viễn. Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm đối với cán bộ chuyên môn phụ trách do những nguyên nhân chủ quan. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ với sự tham gia của biên phòng, công an, đoàn thể; phân loại đối tượng để quản lý; trang bị thêm 3 máy đường dài tại các trạm Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh) và Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Hiện, tỉnh Cà Mau đã xây dựng dự án hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định và bắt buộc chủ tàu khai thác xa bờ hoặc thuyền trưởng phải thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác. Ngoài ra, cấm mua bán, vận chuyển một số đối tượng hải sâm liên quan đến đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển các nước. Thời gian qua, Cà Mau đã triển khai sử dụng hệ thống quan sát tàu cá, ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar. Để thực hiện dự án “Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thuỷ sản bằng công nghệ vệ tinh - Movimar", tỉnh Cà Mau đã lắp đặt 153 thiết bị định vị vệ tinh Movimar; trong đó, có 150 thiết bị lắp cho ngư dân, 3 thiết bị lắp cho tàu thanh tra chuyên ngành thuỷ sản. Đây được xem là một trong những cách hiệu quả nhất để giám sát việc khai thác, đánh bắt của ngư dân trên biển, giúp ngành chức năng có thể quản lý, ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài./. Bài 2: Nhiều chuyển biến từ cơ sở- Từ khóa :
- thẻ vàng iuu
- thủy sản
- xuất khẩu thủy sản
- cà mau
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt 15,6 tỷ USD
12:30' - 29/05/2018
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 5 ước đạt 3,2 tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
12:51' - 16/05/2018
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phạt đến 200 triệu đồng
19:25' - 11/05/2018
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 1 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37'
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.