Không để chủ trương của Chính phủ "treo" mãi!
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 1/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, kết luận phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu phải bảo đảm 2 mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng trong tổng thể khung khổ chính sách và từng cơ chế, chính sách , giải pháp thực hiện cả trước mắt và trung, dài hạn.
Trước mắt, năm 2017 sẽ nỗ lực phấn đấu để kiểm soát lạm phát 4%, tăng trưởng 6,7% và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo khí thế khởi nghiệp và thực hiện các Nghị quyết 01, 19, 35 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách khu vực quản lý công, dịch vụ công.
Đồng thời, có kế hoạch, giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, không để chủ trương của Chính phủ "treo" mãi.
Về xây dựng thể chế, Chính phủ đã thảo luận về cơ chế, chính sách, cụ thể là các dự án luật như Luật Quản lý nợ công sửa đổi, Luật Thủy sản sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo. Đồng thời, xem xét một số nội dung như dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dược, đề nghị của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung về lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại Nghị định 100 năm 2015.
Đáng chú ý, trong dự thảo Luật Quản lý nợ công, vấn đề được dư luận quan tâm là phạm vi nợ công. Các thành viên Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, dự thảo Luật đã có quy định các khoản nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước được tính vào nợ công, tức là dần tiếp cận với thông lệ quốc tế. Tinh thần chung là phải sử dụng nợ công hiệu quả hơn, không vượt trần nợ công.
“ Nhấn mạnh yêu cầu xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế-xã hội thì cần phải sửa ngay.
Từng thành viên Chính phủ tiếp tục rà soát, kiểm tra xem Chính phủ, các bộ, ngành còn nợ đọng gì về thể chế, cần cải cách gì về cơ chế chính sách, hướng khắc phục ra sao, còn khó khăn vướng mắc gì cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và về cải cách thủ tục hành chính ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, v ề tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và thống nhất nhận định, trong hai tháng đầu năm 2017, các bộ, ngành và địa phương đã tập trung, tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, ngay sau Tết Nguyên đán, một tinh thần làm việc mới đã lan tỏa trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Đó là bắt tay ngay vào việc thực hiện các nhiệm vụ; không để xảy ra tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi” như quan niệm trước đây, tiếp tục tạo được không khí phấn khởi, nâng cao niềm tin trong nhân dân và doanh nghiệp.
Những chỉ đạo của Thủ tướng về việc không tặng quà dịp Tết, không sử dụng xe công và giờ hành chính để đi lễ hội, không sử dụng rượu bia trong giờ làm việc... được chấp hành nghiêm túc. Nhờ đó, tình hình kinh tế , xã hội t háng 2 và hai tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực.
Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục được kiểm soát, trong tháng 2/2017 chỉ tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 0,69% so với tháng 12/2016. Xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 27,34 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ tăng 2,9%). Kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 27,4 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng; tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực mặc dù là tháng ngay sau Tết Nguyên đán.
Có trên 14,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,9% về doanh nghiệp và 35% về vốn đăng ký; gần 8 .000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, nền kinh tế nước ta còn không ít khó khăn, thách thức. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP chỉ tăng 2,4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (tăng 6,8%). /.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bắt đầu Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2
10:31' - 01/03/2017
Sáng 1/3, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành mới nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
20:30' - 27/02/2017
Gần đây, báo chí có phản ánh về chi phí hệ thống Bảo hiểm xã hội quá lớn và phải tính đến giải pháp kéo dài tuổi hưu để bảo đảm an toàn cho Quỹ Bảo hiểm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh tiêu cực trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
20:11' - 03/02/2017
Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm nay khác với mọi năm ở chỗ, tinh thần Thủ tướng chỉ đạo là phải thực hiện quyết liệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Thực hiện nghiêm việc không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo
19:56' - 03/02/2017
“Ngay tại Chính phủ, tại Văn phòng Chính phủ, không có địa phương nào lên chúc Tết”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau: