Không để giải phóng mặt bằng là "đường găng" tiến độ
Trong ngành giao thông vận tải, lĩnh vực đường bộ đang tiếp tục dẫn đầu về số lượng dự án hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy vậy, bên cạnh những dự án hạ tầng giao thông có tiến độ khả quan, còn một số dự án tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu.
Để làm rõ nội dung này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải về giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, hướng tới hiện thực hoá mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc và đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường bộ cao tốc.
Phóng viên: Chỉ còn ít ngày nữa là hết năm 2024, xin ông cho biết sơ bộ kết quả đạt được trong đầu tư xây dựng các công trình đường bộ cao tốc trong năm nay?
Phó Cục trưởng Nguyễn Thế Minh: Để có thể hoàn thành 5.000 km vào năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương đã chủ động chuẩn bị đầu tư các dự án đường bộ cao tốc. Đến nay, cả nước đã hoàn thành và được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn, là trục kinh tế quan trọng của các địa phương như cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Tp. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.Một số dự án đang được các chủ đầu tư tích cực triển khai lập dự án, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi công trong thời gian tới như Chợ Mới - Bắc Kạn, Hòa Bình - Mộc Châu, Ninh Bình - Hải Phòng...Bên cạnh các dự án mới, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương mở rộng một số đoạn cao tốc để từng bước hoàn chỉnh theo quy hoạch như: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên; tổ chức thi công nâng cấp đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi…Một số dự án đã được hoàn thành đưa vào khai thác tiêu biểu là Dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt với tổng chiều dài khoảng 129 km. Hai dự án đã hoàn thành trong năm nay và là mảnh ghép cuối cùng tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, góp phần nối thông từ Hà Nội đến Nghệ An và từ Nha Trang đến Tp. Hồ Chí Minh, nâng tổng số km đường cao tốc cả nước lên 2.021 km.Phóng viên: Trên cơ sở kết quả đạt được, ông đánh giá như thế nào về tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông vận tải đang triển khai?Phó Cục trưởng Nguyễn Thế Minh: Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành, các địa phương, cũng như tinh thần thi công 3 ca 4 kíp của chủ đầu tư, nhà thầu, đa số dự án hiện triển khai bám sát kế hoạch đề ra.Một số dự án có đủ nguồn vật liệu và điều kiện giải phóng mặt bằng thuận lợi, tiến độ thi công vượt kế hoạch và đang phấn đấu hoàn thành trước thời gian hợp đồng từ 3 - 6 tháng như các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa, Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2026 cũng đã được các địa phương phấn đấu để sớm hoàn thành trong năm 2025 như dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đoạn 20 km thuộc Khánh Hòa và đoạn qua Đắk Lắk, dự án An Hữu - Cao Lãnh đoạn qua Đồng Tháp.Các dự án hàng không như: nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành tiến độ triển khai đều đang đúng theo kế hoạch đề ra. Song song đó, việc tổ chức triển khai thi công, công tác chuẩn bị đầu tư cũng đang được Bộ Giao thông Vận tải triển khai với tiến độ rất quyết liệt để bảo đảm sớm khởi công các dự án mới vào năm 2025 tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu 5.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.Phóng viên: Bên cạnh những dự án có tiến độ khả quan, một số dự án có tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu. Vậy, khó khăn, vướng mắc ở đây là gì, thưa ông?Phó Cục trưởng Nguyễn Thế Minh: Tại một số dự án vẫn còn vướng mắc về mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, nguồn vật liệu xây dựng và đang là điểm nghẽn về tiến độ, nhất là nguồn cung cấp cát cho các dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn do công suất không đáp ứng tiến độ thi công.Nguyên nhân chủ yếu chậm trong giải phóng mặt bằng do khó khăn trong xác định nguồn gốc đất liên quan đến các yếu tố lịch sử để lại; chậm trong việc xây dựng các khu tái định cư, khiếu nại về đơn giá đền bù, công trình đường điện cao thế có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên thủ tục triển khai kéo dài.Ngoài ra, khó khăn về nguồn vật liệu do các dự án đồng loạt triển khai, trong khi nên dù các địa phương có nguồn vật liệu đã chủ động rà soát, bố trí tối đa các mỏ nhưng do giới hạn số lượng, công suất khai thác nên chưa đáp ứng tiến độ thi công. Cơ chế đặc thù về cấp mỏ lần đầu được áp dụng nên còn có cách hiểu khác nhau, một số địa phương còn lúng túng trong triển khai.Phóng viên: Vậy, giải pháp căn cơ để giải quyết điểm nghẽn trên, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành, đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc là gì, thưa ông?Phó Cục trưởng Nguyễn Thế Minh: Để hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành, đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc Bộ Giao thông Vận tải đã sớm nhận diện các khó khăn cụ thể của từng dự án để có các chỉ đạo điều hành kịp thời.Để giải quyết vấn đề vướng mắc mặt bằng, Bộ Giao thông Vận tải đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị, công điện yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành với từng mốc tiến độ cụ thể. Về việc thiếu nguồn vật liệu xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải đã phối Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu cung cấp cát cho các tỉnh có mỏ; đôn đốc địa phương thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp với các địa phương đẩy nhanh thủ tục cấp mỏ; chủ động tìm kiếm các nguồn vật liệu, sử dụng nguồn cát biển để giảm phụ thuộc vào nguồn cát sông.Đối với các dự án đang chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng lại tiến độ, quyết liệt triển khai đẩy nhanh tiến độ các công trình, hạng mục là "đường găng" (thời gian dài nhất); nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thi công; yêu cầu các nhà thầu phải có sự hỗ trợ lẫn nhau trong triển khai, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp nhằm bù lại tiến độ đã chậm./.Phóng viên: Xin cảm ơn ông!Xem thêm:
Tạo phát triển đột phá cho hạ tầng chiến lược - Giải pháp cho nguồn lực
Đảm bảo nguồn điện cho tăng trưởng kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo nguồn điện cho tăng trưởng kinh tế
08:58'
Năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-9%; từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tăng trưởng cao hơn thì nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế rất lớn, nên việc cung cấp điện cần tăng từ 11% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo phát triển đột phá cho hạ tầng chiến lược - Bài 1: Giải pháp cho nguồn lực
08:50'
Cả nước đang trong đợt cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" cho mục tiêu đến năm 2025 khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
19:27' - 15/12/2024
Chiều 15/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước động thổ Đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
11:44' - 14/12/2024
Sáng 14/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ động thổ công trình Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài tuyến khoảng 6,6 km.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, đoạn qua Đắk Nông
17:33' - 12/12/2024
Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông vừa báo cáo tình hình triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cây cầu 1.200 tỷ đồng qua sông Đào (Nam Định)
10:45'
Ngày 16/12, UBND thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định tổ chức Lễ hợp long dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo nguồn điện cho tăng trưởng kinh tế
08:58'
Năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-9%; từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tăng trưởng cao hơn thì nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế rất lớn, nên việc cung cấp điện cần tăng từ 11% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo phát triển đột phá cho hạ tầng chiến lược - Bài 1: Giải pháp cho nguồn lực
08:50'
Cả nước đang trong đợt cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" cho mục tiêu đến năm 2025 khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
19:27' - 15/12/2024
Chiều 15/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu vật liệu cho các dự án xây dựng hạ tầng
17:22' - 15/12/2024
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ giải ngân thấp, đặc biệt là việc thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường tại các địa phương đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thử tải sau khi sửa chữa cây cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
17:04' - 15/12/2024
Cầu Thị Nại Km4+492 tuyến đường Quy Nhơn - Nhơn Hội đã được thi công hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo an toàn khai thác và nâng cao tuổi thọ công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông luồng cho tàu lớn vào cảng
15:41' - 15/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải ban hành kế hoạch bảo trì công trình hàng hải với tổng ngân sách hơn 1.800 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ
13:55' - 15/12/2024
Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian tới Trung ương tiếp tục quan tâm, đầu tư để Cần Thơ phát triển xứng tầm với vai trò, vị trí trung tâm khu vực Tây Nam Bộ và cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ vượt 7%
09:43' - 15/12/2024
Trong quý cuối năm 2024, nếu không có những biến động lớn xảy ra, như bão, lũ hay những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta có cơ sở để đạt được mức tăng trưởng 7% năm 2024.