Chiến lược phát triển giao thông hiện đại ở Trung Quốc
Trong những năm qua, Trung Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, là động lực không chỉ đối với kinh tế châu Á mà cả kinh tế toàn cầu. Để phục vụ hiệu quả việc vận hành nền kinh tế, việc đi lại của dân số khổng lồ và để phát triển tương ứng với quy mô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng giao thông.
Năm 2019, đánh giá tình hình trong nước, xác định xây dựng cường quốc giao thông là quyết sách chiến lược quan trọng hướng tới tương lai, là lĩnh vực đi đầu xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, là sự hỗ trợ quan trọng cho việc xây dựng toàn diện cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Cương yếu xây dựng cường quốc giao thông”.Cương yếu đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2035, cơ bản xây dựng thành cường quốc giao thông. Hệ thống giao thông tổng hợp hiện đại hóa cơ bản hình thành, mức độ hài lòng của nhân dân được nâng cao rõ rệt, năng lực xây dựng hiện đại hóa đất nước được tăng cường rõ rệt. Đến giữa thế kỷ này, xây dựng thành cường quốc giao thông hàng đầu thế giới. Chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật, trình độ thông minh hóa và xanh hóa đứng đầu thế giới, mức độ an toàn, năng lực quản lý, trình độ văn minh, sức cạnh tranh và sức ảnh hưởng quốc tế đạt đẳng cấp quốc tế.Năm 2021, Trung Quốc ban hành "Cương yếu quy hoạch mạng lưới giao thông lập thể tổng hợp quốc gia". Cương yếu quy hoạch yêu cầu đến năm 2035, cơ bản xây dựng xong mạng lưới giao thông lập thể toàn diện quốc gia chất lượng cao, hiện đại hóa, an toàn đáng tin cậy, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, trình độ thông minh hóa và xanh hóa đứng đầu thế giới."Cương yếu quy hoạch mạng lưới giao thông lập thể tổng hợp quốc gia" đã đề ra 4 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới giao thông lập thể tổng hợp quốc gia hoàn thiện lấy đường sắt làm chính, lấy đường bộ làm cơ sở và hoàn thiện mạng lưới vận tải hướng ra toàn cầu với trọng điểm xây dựng 7 tuyến vận tải quốc tế đường bộ như cầu Đại lục Á - Âu mới, hoàn thiện 4 tuyến vận tải quốc tế trên biển, xây dựng mạng lưới vận chuyển hành khách hàng không thông suốt bốn phương tám hướng, bao phủ toàn cầu.Bộ Giao thông Trung Quốc cho biết kể từ khi ban hành “Cương yếu xây dựng cường quốc giao thông” năm 2019 đến năm 2023, trong 5 năm, Trung Quốc đã hoàn thành đầu tư tài sản cố định giao thông hơn 18.000 tỷ NDT (khoảng 2.500 tỷ USD). Kết quả là trong 5 năm qua, mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông của Trung Quốc ngày càng hoàn thiện.Tính đến cuối năm 2023, tổng lộ trình mạng lưới giao thông tổng hợp của Trung Quốc đã vượt 6 triệu km, lộ trình vận hành đường sắt toàn quốc là 159.000 km, trong đó đường sắt cao tốc là 45.000 km; tổng chiều dài quốc lộ toàn quốc là 5,441 triệu km, trong đó đường cao tốc là 184.000 km; lộ trình tuyến bay vùng nước nội địa dài 128.000 km; bến cảng sản xuất có 21.905 bến, trong đó có 2.883 bến trên 10.000 tấn; 259 sân bay vận tải hàng không dân dụng, trong đó 38 sân bay có lượng hành khách hàng năm vượt quá 10 triệu lượt người. Năm 2023, Trung Quốc đã vận chuyển 54,75 tỷ tấn hàng hóa, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 16,9% so với năm 2019.
Mặc dù phát triển giao thông của Trung Quốc đã thu được thành tựu to lớn, nhưng giới chuyên gia trong ngành cho rằng vẫn chưa thích ứng với yêu cầu xây dựng cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, so với cường quốc giao thông thế giới vẫn tồn tại khoảng cách không nhỏ như bố cục mạng lưới cơ sở hạ tầng chưa hợp lý, hệ thống giao thông tổng hợp chưa hoàn thiện, bố cục cơ sở hạ tầng khu vực còn chưa cân bằng, phương thức vận tải xanh chiếm tỷ lệ không cao, vấn đề tiêu thụ năng lượng cao, khí thải cao chưa được giải quyết, hiệu quả và trình độ dịch vụ vận tải chênh lệch khá lớn, một số dịch vụ công cơ bản về vận tải ở vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khó thiếu phương thức dịch vụ đa dạng, chi phí logistics cao, tình hình ùn tắc giao thông đô thị nghiêm trọng.
Để khắc phục những hạn chế trên, cùng với sự phát triển của Trung Quốc bước vào thời đại mới, hướng tới mục tiêu tổng thể của chiến lược xây dựng cường quốc giao thông là xây dựng hệ thống giao thông vận tải tổng hợp hiện đại "an toàn, tiện lợi, hiệu quả, xanh và kinh tế", đồng thời mang lại cảm giác hạnh phúc, an toàn của người dân, Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện nhiều sách lược, giải pháp, trong đó có tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển dựa trên thực tiễn tình hình đất nước, phát triển mạnh giao thông xanh, giao thông công cộng, phát triển các công nghệ giao thông mới, nâng cấp, chuyển đổi số hóa hạ tầng giao thông, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giao thông vận tải.- Từ khóa :
- trung quốc
- đường sắt
- giao thông
- hạ tầng
Tin liên quan
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Hong Kong (Trung Quốc) vẫn chìm trong khó khăn
08:30'
Ngân hàng Morgan Stanley mới đây đã đưa ra dự báo về giá thị trường bất động sản Hong Kong (Trung Quốc).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Công suất lắp đặt điện Mặt Trời tăng 60%/năm
08:29'
Công suất lắp đặt điện gió của Trung Quốc là khoảng 510 triệu kW và công suất lắp đặt điện Mặt Trời là khoảng 840 triệu kW, với hiệu suất sử dụng duy trì trên 95%.
-
Phân tích - Dự báo
Những tín hiệu từ Hội nghị Công tác Kinh tế trung ương Trung Quốc
05:30'
Hội nghị Công tác Kinh tế trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô tích cực hơn, đồng thời chính sách tài chính và tiền tệ cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có công suất lắp đặt điện hạt nhân lớn nhất thế giới
10:00'
Với công suất lắp đặt hiện lên tới 113 triệu kW, Trung Quốc đang trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về điện hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc đối mặt rủi ro do bất ổn chính trị
10:00'
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc xuất phát từ nỗ lực áp đặt thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể khiến đất nước bị tổn thương trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử D. Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Công suất lắp đặt điện Mặt Trời tăng 60%/năm
08:29'
Công suất lắp đặt điện gió của Trung Quốc là khoảng 510 triệu kW và công suất lắp đặt điện Mặt Trời là khoảng 840 triệu kW, với hiệu suất sử dụng duy trì trên 95%.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tài trợ dự án đường sắt cao tốc kết nối thủ đô Hungary và Serbia
08:01'
Dự án bao gồm việc nâng cấp tuyến đường sắt hiện có giữa Budapest và Belgrade theo tiêu chuẩn châu Âu, theo đó sẽ xây dựng tuyến đường đôi điện khí hóa dài 217km.
-
Kinh tế Thế giới
Các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Nhật Bản ngày càng gặp khó
15:37' - 15/12/2024
Niigata, vốn là một trong những điểm đến trượt tuyết tốt nhất của Nhật Bản, đang phải chật vật kinh doanh khi số lượng khu nghỉ dưỡng đang giảm dần, sụt giảm khoảng 30% ít hơn so với đỉnh điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chính thức gia nhập CPTPP
10:40' - 15/12/2024
Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ định Trưởng Ban cố vấn tình báo Nhà Trắng
10:24' - 15/12/2024
Ngày 14/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định ông Devin Nunes, người đứng đầu nền tảng truyền thông xã hội Truth Social, làm Trưởng Ban cố vấn tình báo của Tổng thống Mỹ (PIAB).
-
Kinh tế Thế giới
Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:45' - 15/12/2024
ECB hạ lãi suất, Trung Quốc dự kiến sẽ áp dụng chính sách tiền tệ "nới lỏng hợp lý", ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Australia: Các xếp hạng quốc tế phản ánh ấn tượng về kinh tế, xã hội Việt Nam
21:58' - 14/12/2024
Theo chuyên gia Australia, đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì và đã được công nhận trong Triển vọng Phát triển châu Á mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).