Kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ
Hội thảo do Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) và nhiều đơn vị, doanh nghiệp tổ chức nhằm kết nối cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp giúp giảm thiểu rủi ro trong phòng vệ thương mại và khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Trong quý II và III của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ tăng mạnh dù ảnh hưởng do dịch COVID-19. Tính đến hết tháng 11/2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2019. Ước tính giá trị xuất khẩu của cả năm 2020 cán mốc gần 12,5 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, thời gian gần đây ngành gỗ đã trải qua nhiều biến động khi trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các cường quốc.Từ đầu năm đến nay, ngành liên tiếp đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc do mặt hàng gỗ dán có liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế.
Các điều tra được hình thành dựa trên các dấu hiệu về gian lận thương mại của một số doanh nghiệp, chủ yếu là của Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm gỗ dán vào Mỹ. Nguy cơ Chính phủ Hoa Kỷ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam vào thị trường này là rất lớn. Ở khâu nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường thực hiện kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu thông qua việc ban hành các văn bản: Nghị định 102 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu, danh sách vùng địa lý tích cực, và danh sách các loài gỗ được nhập khẩu.Tuy nhiên, do Nghị định đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vẫn còn chưa hiểu cặn kẽ các yêu cầu của Nghị định trong khâu nhập khẩu.
Tại hội thảo, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Kiểm lâm đã chia sẻ với các doanh nghiệp về các kiến thức, kỹ năng phòng vệ thương mại, các vấn đề liên quan tới gian lận thương mại trong hoạt động xuất, nhập khẩu, gian lận xuất xứ hàng hóa; cung cấp thông tin chi tiết cho doanh nghiệp về các yêu cầu trong kiểm soát gỗ nguyên liệu nhập khẩu theo tinh thần của Nghị định 102; tìm hiểu các khó khăn của doanh nghiệp trong việc tuân thủ các yêu cầu của Nghị định 102 trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đặc biệt trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình theo tinh thần của Nghị định; Thảo luận về các biện pháp nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của chính sách trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Nhiều kiến nghị và giải pháp được các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo, như: đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu, nhất là kiểm soát gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia không tích cực và loài gỗ có tính rủi ro cao từ rừng tự nhiên. Ông Huỳnh Quang Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đề nghị Cục Kiểm Lâm, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cập nhật kịp thời danh sách vùng địa lý tích cực và danh mục loài gỗ, tổ chức đào tạo, hướng dẫn chi tiết cho cán bộ kiểm lâm, hải quan và doanh nghiệp triển khai để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhà nhập khẩu thực hiện thông quan hàng hóa, thực hiện các bảng kê khai và hồ sơ lâm sản theo đúng quy định. Đề nghị các doanh nghiệp quan tâm việc khai thác, thương mại và sử dụng các loài gỗ ít được biết đến, thương mại hóa các loài mới, nhất là các loài từ các khu rừng được chứng nhận quản lý rừng FSC và PEFC giúp cải thiện sinh kế, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo thời gian cần thiết cho luân kỳ khai thác rừng, bảo đảm an ninh nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ khi có sẵn các nguồn nguyên liệu thay thế tiềm năng với giá thấp hơn trong tương lai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định VPA-FLEGT: Thực hành thương mại gỗ và sản phẩm gỗ có trách nhiệm
18:13' - 11/12/2020
Để triển khai hiệu quả Hiệp định VPA-FLEGT, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực thúc đẩy thực hành thương mại gỗ và sản phẩm gỗ có trách nhiệm.
-
Ý kiến và Bình luận
Làm gì để nâng giá trị sản phẩm gỗ Việt?
07:48' - 01/12/2020
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10'
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.