Kiến nghị điều chỉnh chính sách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ có báo cáo tổng hợp phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội tháng 06/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ.
Điểm nổi bật báo cáo nêu lên là kết quả khảo sát nhanh ý kiến doanh nghiệp, Hiệp hội phạm vi cả nước về đề xuất với 03 nhóm chính sách: hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại, khó khăn trong dịch;
Thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, nhằm đề xuất các biện pháp, giải pháp để cụ thể hóa Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động cũng như cụ thể hóa các chỉ đạo khác của Chính phủ liên quan tới mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch.
Trong đó, báo cáo đề cập rằng, đang có sự sụt giảm kỳ vọng từ phía doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ thời gian qua. Kỳ vọng của doanh nghiệp hiện tập trung nhiều vào nhóm chính sách liên quan tới chiến dịch vaccine phòng COVID 19.Nguyên nhân là do cách thiết kế các quy định, thủ tục để truyền tải chính sách hoặc quá trình thực thi chính sách đang còn chưa sát với thực tiễn, chưa nhất quán với chủ trương lớn của Đảng - Chính phủ về hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh dịch.
Do đó, đối với các chính sách hỗ trợ tới đây, doanh nghiệp mong Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương chú trọng vào tính hiệu quả, thiết thực, để mỗi chính sách được ban hành đều có thể nhanh chóng phát huy giá trị.Song song với đó, cần tổ chức công tác giám sát, rút kinh nghiệm thường xuyên và chú trọng việc truyền thông chính sách để khâu thực thi luôn đảm bảo tính minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp, người lao động.
Bên cạnh các kiến nghị về các chính sách hỗ trợ trước mắt, có tính chất ngắn hạn để tạm thời vượt qua khó khăn, doanh nghiệp/hiệp hội tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chú trọng tổ chức các cuộc trao đổi, tham vấn với doanh nghiệp để cùng tìm ra các giải pháp có tính “dài hơi” hơn, nhằm phối hợp chặt chẽ tâm - trí - lực của hai khối công - tư để nhận diện các xu hướng phát triển trong bối cảnh đại dịch ở từng ngành, lĩnh vực, đánh giá các biện pháp cần thiết cả ở góc độ chính sách cũng như hành động chủ động của doanh nghiệp nhằm tận dụng tốt cơ hội do bối cảnh này mang lại đồng thời hạn chế các khó khăn đã, đang và sẽ phát sinh. Về chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, các doanh nghiệp, hiệp hội tập trung đề xuất Chính phủ cho rà soát việc triển khai đang còn rất khác nhau tại các ngành, các địa phương về chiến dịch mua và tiêm vaccine cho người dân và người lao động tại các doanh nghiệp;Minh bạch các tiêu chí xét đối tượng ưu tiên trong doanh nghiệp, công bố quy trình chuyên môn liên quan để người lao động và doanh nghiệp nắm bắt nhằm tổ chức tốt hơn hoạt động từ phía doanh nghiệp, phối hợp hiệu quả với Chính phủ và các chính quyền trong khâu thực thi.
Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và một số cơ quan, địa phương xây dựng những quy trình mẫu cho mô hình “hợp tác công - tư” trong việc tìm kiếm, đàm phán, mua và tổ chức tiêm vaccine COVID 19 giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và công bố công khai các quy trình mẫu này nhằm giúp doanh nghiệp hình dung và hoạch định tốt hơn các hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phòng, chống dịch.
Ngoài ra, doanh nghiệp, hiệp hội còn đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia khác về triển khai chiến lược tự xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà để có căn cứ tham mưu ban hành các chủ trương, hướng dẫn liên quan cho việc sử dụng các sản phẩm dạng “self-test”, nhằm giúp hạn chế sức người, sức của và khả năng lây lan khi tập trung đông người trong những chiến dịch xét nghiệm, truy vết tập trung hiện nay.Đồng thời, đây cũng là cách hiệu quả để chuẩn bị cho chiến dịch chung sống an toàn với COVID-19 trong bối cảnh bình thường mới.
Cùng với đó là các đề xuất về chính sách hỗ trợ cụ thể liên quan đến người lao động tại các doanh nghiệp mà bị mất việc hoặc không đủ ngày công đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cải thiện các điều kiện giải ngân gói vay trả lương cho người lao động thuộc các ngành bị tổn thương do dịch bệnh; xây dựng các gói vay ưu đãi cho doanh nghiệp… Liên quan đến các nội dung của báo cáo, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.Trong công văn số 5098/VPCP-ĐMDN gửi các Bộ: Y tế, Tài chính, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan trên theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị của Ban IV để có giải pháp tốt hơn trong quản lý, chỉ đạo điều hành;
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình đại dịch COVID-19 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, kịp thời xử lý các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét, quyết định./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Lao động tự do nào ở Hà Nội được hỗ trợ khó khăn do COVID-19?
07:30' - 29/07/2021
Những lao động tự do nào ở Hà Nội sẽ được nhận tiền hỗ trợ do khó khăn bởi COVID-19?
-
DN cần biết
TP.HCM: Lập dự toán kinh phí hỗ trợ đối tượng theo Nghị quyết 68
22:13' - 28/07/2021
UBND TP.HCM giao các quận, huyện, thành phố Thủ Đức rà soát, xác định số lượng đối tượng thuộc diện được hỗ trợ và triển khai thực hiện chính sách, lập dự toán kinh phí gửi các sở, ngành quản lý.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Theo sát thực tế để nghiên cứu giải pháp hỗ trợ tiếp theo
21:09' - 28/07/2021
Bộ Tài chính đã đề xuất và triển khai kịp thời các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước.
-
Hàng hoá
Giải pháp nào hỗ trợ hiệu quả cho lưu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản?
17:09' - 28/07/2021
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cần duy trì đội ngũ giao hàng (shipper) để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy công nghiệp xanh để phát triển bền vững
08:44'
Long An đang xây dựng kế hoạch đưa tỉnh trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của vùng dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
08:44'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật diễn ra như: SCIC công bố thoái vốn 31 doanh nghiệp trong đợt I/2025; sân bay Tân Sơn Nhất có xe buýt nội bộ miễn phí từ Nhà ga T3 sang Nhà ga T1 và T2...
-
Kinh tế Việt Nam
IFC Việt Nam cần chính sách vượt trội
08:34'
Để hiện thực mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, chính sách thuế cần được xem là “chìa khóa chiến lược” nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Côn Đảo sáng, xanh, sạch, đẹp, hiện đại tầm quốc tế
20:10' - 03/05/2025
Chiều 3/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp
15:25' - 03/05/2025
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa mở ra chương phát triển mới cho “Hòn ngọc Viễn Đông”
13:11' - 03/05/2025
Với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, Bình Dương đã khẳng định tinh thần tiên phong và khả năng thích ứng vượt bậc.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
11:54' - 03/05/2025
Thành phố Đà Nẵng sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế, nghiên cứu khai thác Tòa nhà ICT tại Khu Công viên phần mềm số 2 để tổ chức hoạt động Trung tâm tài chính quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.