Kiến nghị giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030
Nhằm kiến nghị giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước phục vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030, trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách cách kinh tế Việt Nam” (Aus4Refrom), sáng 23/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020 và đề xuất phương hướng giải pháp cho giai đoạn 2021-2030”.
Phát biểu khai mạc, Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu cho biết, để chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó, có nội dung về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, do đó, chúng ta cần phải tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020. Từ đó, xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện cho giai đoạn tới. CIEM được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nghiên cứu để tham gia phục vụ chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 và Kế hoạch 2021 – 2025.“Mục tiêu và yêu cầu của nghiên cứu này là tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện vai trò của kinh tế nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước 2011-2020 một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan, khoa học và kiến nghị các quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho giai đoạn 2021-2030 gắn với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Tại hội thảo, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, theo báo cáo của CIEM, mục tiêu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nhằm xác định vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước; chủ yếu thông qua cổ phần hóa, thoái vốn để có cơ cấu hợp lý hơn. Theo ông Trung, đến năm 2010, quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. doanh nghiệp nhà nước giữ tỷ trọng cao trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam về nguồn lực, chi phối nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Dự kiến, từ năm 2011-2020, sẽ chuyển đổi sở hữu của 750 doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa. Riêng giai đoạn từ 2016 đến tháng 6-2019, cơ quan chức năng đã chuyển 185 nghìn tỷ đồng là kết quả cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước về ngân sách, đạt 74% kế hoạch. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng bộc lộ không ít bất cập, như: hiệu quả đầu tư vốn nhà nước thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác, các chỉ tiêu về thu ngân sách, tạo việc làm... ngày càng giảm; vai trò dẫn dắt, điều tiết hoặc định hướng của doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ, sức lan tỏa chưa cao; chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp thấp... Theo báo cáo của CIEM, định hướng đến năm 2030, hầu hết doanh nghiệp nhà nước sẽ có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, phấn đấu có 3-5 đơn vị niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế; có 1-3 doanh nghiệp thuộc danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Từ nay đến năm 2025 sẽ chuyển khoảng 90% đơn vị trong tổng số 103 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận và đóng góp ý kiến cho bản báo cáo đầy đủ và hoàn thiện hơn, đồng thời nhấn mạnh tới khái niệm và vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; trong đó, phân tích hình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, CIEM và các chuyên gia cũng nêu những kiến nghị quan điểm về vai trò của doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; trong đó, thực hiện vai trò của kinh tế nhà nước 2021-2030 cần đầu tư tập trung nguồn lực của kinh tế vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phục vụ sự phát triển của mọi thành phần kinh tế. TS. Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Chương trình AUS4REFORM cho rằng, nhiệm vụ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh. Những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; hoàn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường; tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích… “Cần tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.”, ông Cung nhấn mạnh./.- Từ khóa :
- CIEM
- doanh nghiệp Nhà nước
- tái cơ cấu
- cổ phần hóa
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị về đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước
22:02' - 19/09/2019
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2019.
-
Doanh nghiệp
Cần xác lập và thống nhất khái niệm doanh nghiệp nhà nước
17:34' - 15/07/2019
Theo báo cáo của CIEM, đến nay cách hiểu, định nghĩa thế nào là doanh nghiệp nhà nước còn có sự khác biệt, gây lúng túng cho các bên liên quan.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đúng quy định về công bố thông tin
16:30' - 01/07/2019
Phó Thủ tướng vừa yêu cầu các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước... nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc triển khai đầy đủ, đúng quy định về công bố thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có sự đánh giá thực hiện cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước
13:31' - 12/06/2019
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo “Kinh tế nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện 2011-2020 và kiến nghị quan điểm, phương hướng đến năm 2030.”
-
Kinh tế Việt Nam
Thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng chậm lại
08:26' - 19/05/2019
Thời gian qua, tốc độ thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng chậm lại và xuất hiện nhiều áp lực mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.