Kinh nghiệm phát triển vốn con người của các nền kinh tế Đông Á
Lee Jong-wha là Giáo sư Kinh tế và Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á tại Đại học Hàn Quốc, từng là nhà kinh tế trưởng và Trưởng Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực tại Ngân hàng Phát triển châu Á và là cố vấn cấp cao về các vấn đề kinh tế quốc tế cho cựu Tổng thống Lee Myung-bak của Hàn Quốc.
Mới đây Giáo sư Lee Jong-wha đã có bài viết đăng tải trên trang Project Syndicate chia sẻ các bài học kinh nghiệm về phát triển vốn con người của các nền kinh tế thịnh vượng Đông Á có giá trị đối với các nước đang phát triển. Sau đây là nội dung bài viết:
Nelson Mandela từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”. Giáo dục không chỉ giúp các cá nhân cải thiện cuộc sống của họ, mà còn làm giàu có thêm vốn con người của nền kinh tế, vốn rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
Giá trị của vốn con người đối với phát triển thể hiện rõ ràng nhất ở Đông Á. Bốn vị trí hàng đầu (trong số 157) trong Chỉ số Vốn con người mới được Ngân hàng Thế giới (WB) giới thiệu gần đây - một thước đo tổng hợp về sự sống còn, số năm đi học và sức khỏe – đều thuộc về các nền kinh tế Đông Á: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc).
Chỉ số mới của WB ước tính rằng một đứa trẻ được sinh ra ở Singapore ngày hôm nay sẽ có năng suất đạt 88% ở tuổi trưởng thành nếu em được giáo dục đầy đủ và có sức khỏe tốt. Ngược lại, ở vùng châu Phi cận Sahara, một đứa trẻ sẽ chỉ đạt 40% năng suất. Trên toàn cầu, 57% trẻ em sinh ra ngày hôm nay sẽ chỉ phát huy được một nửa năng suất mà các em có thể có khi trưởng thành.
Do ảnh hưởng của vốn con người đến năng lực sản xuất và phát triển, các nước đang phát triển nên đặt ưu tiên cao – giống như các nền kinh tế thịnh vượng nhất Đông Á - trong việc thúc đẩy vốn con người, nếu muốn theo đuổi tăng trưởng bền vững và công bằng.
Vậy những bài học kinh nghiệm Đông Á là gì?
Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1990, khi nhiều nền kinh tế Đông Á tiến hành công nghiệp hóa nhanh, sự phát triển của một lực lượng lao động có kỹ năng và được giáo dục tốt, kết hợp với các chính sách kinh tế được định hướng đúng, là chìa khóa để cho việc đa dạng hóa và nâng cấp các ngành xuất khẩu.
Và một chu trình tốt đã được tạo ra: thu nhập tăng và nâng cấp công nghiệp đã kích thích đầu tư liên tục vào giáo dục và phát triển kỹ năng, qua đó góp phần tăng năng suất, tiến bộ công nghệ và đạt được sự tăng trưởng công bằng.
Chính sách công là trung tâm của thành công này, trong đó các nhà lãnh đạo Đông Á đảm bảo rằng các kế hoạch phát triển kinh tế và các biện pháp liên quan luôn coi trọng các mục tiêu về vốn con người. Ở Hàn Quốc, mỗi kế hoạch phát triển 5 năm trong giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1996 đều có các kế hoạch hành động phát triển nhân lực, bao gồm các chính sách giáo dục và đào tạo.
Các chính sách này - được thiết kế và thực hiện phối hợp chặt chẽ với các chính sách công nghiệp và thương mại – giúp các nước Đông Á đáp ứng nhu cầu kinh tế một cách hiệu quả khi cơ cấu công nghiệp liên tục được nâng cấp. Các chính sách này đều áp dụng cách tiếp cận tuần tự.
Trong bối cảnh dân số trong độ tuổi đi học ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng giáo dục yếu kém và kinh phí hạn hẹp do mức thu nhập quốc dân thấp, các nền kinh tế Đông Á không thể đơn giản đại tu toàn bộ hệ thống cùng một lúc.
Vì vậy, trong giai đoạn phát triển ban đầu, khi các chính phủ thúc đẩy ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, họ tập trung vào giáo dục cơ bản. Sau này, khi các chính phủ thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng và dựa trên công nghệ, họ tập trung vào phát triển giáo dục trung học cơ sở và đại học, giáo dục nghề nghiệp và các chương trình đào tạo.
Một nội dung khác của các chiến lược phát triển vốn con người của các nền kinh tế Đông Á là sự thay đổi dần dần, chuyển từ số lượng sang chất lượng. Lúc đầu, khi giáo dục tiểu học là trọng tâm, các nhà hoạch định chính sách đã tìm cách đưa mọi trẻ em đến trường, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chấp nhận đầu vào chất lượng thấp hơn, chẳng hạn như quy mô lớp học lớn.
Sau đó, họ bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, bằng cách giảm quy mô lớp học và cải thiện nguồn lực, từ sách đến giáo viên. Khi trọng tâm chuyển sang giáo dục trung học và đại học, trình tự tương tự đã được áp dụng.
Tất nhiên, ngay cả với cách tiếp cận tuần tự này, vẫn cần dành các nguồn tài chính đáng kể cho giáo dục và phát triển kỹ năng. Ngay từ đầu, các chính phủ đã phân bổ các khoản ngân sách lớn cho các mục tiêu này. Khi thu nhập quốc dân tăng và tỷ lệ sinh giảm, tổng chi tiêu và chi tiêu bình quân đầu người cho giáo dục cũng tăng theo.
Trong giai đoạn đầu của đầu tư vốn con người ở Đông Á, các nước cũng phải dựa vào viện trợ nước ngoài. Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật bên ngoài có vai trò lớn đối với Hàn Quốc và Singapore, ví dụ, khi họ xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo.
Khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển giáo dục và kỹ năng của Đông Á, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở và đại học. Ở Hàn Quốc, ví dụ, khoảng 60% học sinh trung học phổ thông đã được ghi danh vào các trường tư trong những năm 1980. Khu vực tư nhân cũng được khuyến khích đào tạo: tại Singapore, giới chủ đã đóng góp cho một quỹ phát triển kỹ năng cho người lao động.
Từ những kinh nghiệm này, các nước đang phát triển nên đầu tư một khoản ngân sách công lớn ngày càng tăng - được hỗ trợ bởi nước ngoài - vào phát triển giáo dục và kỹ năng, đồng thời thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục đại học và đào tạo kỹ năng. Họ nên có một cách tiếp cận tuần tự, hiệu quả về chi phí để nâng cấp cấu trúc giáo dục và đào tạo, phù hợp với các giai đoạn phát triển. Và các nước đang phát triển cần đưa nội dung phát triển vốn con người trong hoạch định chính sách.
Nhiều nước đang phát triển cho rằng dân số trẻ đang tăng nhanh của họ là một lợi thế cho tăng trưởng kinh tế và đem lại sự năng động. Nhưng, để phát huy hết tiềm năng của họ, những người trẻ này cần cơ hội giáo dục và việc làm tốt. Nếu không có các chiến lược vốn con người có chủ đích và thực tế, sẽ khó thực hiện được điều này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thay đổi thủ tục cấp thị thực cho lao động nước ngoài trình độ cao tại Mỹ
07:36' - 01/02/2019
Thay đổi này sẽ giúp có thêm khoảng 5.430 người nước ngoài có bằng thạc sĩ hoặc cao hơn được cấp thị thực.
-
Chuyển động DN
Giới doanh nghiệp Đức mất hơn 300 tỷ USD mỗi năm do lao động "chui"
05:30' - 10/01/2019
Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Kinh tế Đức (IW), các doanh nghiệp Đức đang mất 300 tỷ euro (343 tỷ USD) doanh thu mỗi năm do tình trạng lao động bất hợp pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sắp vào thời kỳ lực lượng lao động giảm
07:35' - 06/01/2019
Theo "Sách Xanh về dân số và lao động" được Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố ngày 4/1, dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh 1,44 tỷ người vào năm 2029 và bắt đầu thời kỳ giảm liên tục vào năm 2030.
-
Doanh nghiệp
Tập hợp các ý kiến về mức độ cần thiết của chỉ số quan hệ lao động với chỉ số PCI
14:25' - 27/12/2018
Ngày 27/12, tại Hà Nội, VCCI phối hợp với Tổ chức Lao động thế giới (ILO) tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến lồng ghép các chỉ số đánh giá quan hệ lao động và kỹ năng nghề vào điều tra PCI
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng và nhập khẩu
21:21' - 29/01/2023
Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi tiêu dùng như động lực chính của nền kinh tế và thúc đẩy nhập khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Lào đàm phán về hình thành tuyến đường sắt xuyên biên giới
18:55' - 29/01/2023
Thái Lan và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc-Lào-Thái Lan trong vòng từ 3-5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30-50% chi phí vận chuyển hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã được hoàn thành 60%
17:22' - 29/01/2023
Cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào sẽ được khánh thành vào đầu năm tới, góp phần thúc đẩy thương mại trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ vì bê bối thuế
17:10' - 29/01/2023
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 29/1 đã quyết định sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ Nadhim Zahawi khỏi chính phủ do có sai phạm về thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản
16:50' - 29/01/2023
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản sau thời gian tạm dừng từ giữa tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu
17:11' - 28/01/2023
Các công ty Trung Quốc đã nhận được 55 đơn đặt hàng tàu vận chuyển LNG trong năm 2022, chiếm hơn 30% tổng đơn đặt hàng toàn thế giới và là mức cao kỷ lục đối với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Nhiều thách thức để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
13:32' - 28/01/2023
Ông Dan Wicklum, đồng Chủ tịch Cơ quan tư vấn Net Zero (NZAB) cho rằng Chính phủ Canada cần triển khai một loạt chính sách công nghiệp để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 vượt kỳ vọng của các nhà kinh tế
11:32' - 28/01/2023
Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2022 là 2,9 %, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của quý III/2022 là 3,2 %.